Hướng dẫn tự lắp đặt Cửa chống ngập

bannerccn

I- Cửa chống ngập nước gia đình.

Trước khi lắp đặt, chúng ta cần hiểu về sản phẩm để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp với ngôi nhà và chi phí đầu tư.

Chúng ta có thể lựa chọn Cửa chống ngập Cánh nhựa, Cửa chống ngập Cánh nhôm, Cửa chống ngập Cánh Inox304.

Ở bài viết hướng dẫn lựa chọn Cửa chống ngập nước phù hợp cho gia đình và các tính năng, yêu cầu. Nếu bạn chưa đọc, hãy xem bài viết hướng dẫn lựa chọn Cửa chống ngập phù hợp cho gia đình ở đây.

Cửa chống ngập nước, lắp đặt có 2 loại chính:

Loại 1 (Cửa không khung đáy): Ngoài trụ cửa 2 bên để thao tác đưa cánh cửa vào và gạt cơ cấu để ép kín cánh, chống nước chảy vào nhà.

– Với những nhà có nền tại vị trí lắp cửa chống ngập phẳng và đủ kết cấu, như: Lát đá, Lát gạch, Nền xi măng phẳng, …

– Thì không cần sử dụng khung đáy làm phẳng mặt bằng, mà cánh có gioăng làm kín sẽ ép trực tiếp vào nền qua các cơ cấu ép giữ từ trụ đứng vào cánh

Loại 2 (Cửa có khung đáy): Ngoài 2 trụ đứng thao tác để giữ cánh và ép cánh.

– Với vị trí có nền không đủ kết cấu hoặc độ phẳng thì cần phải làm khung đáy để tạo mặt phẳng cho cánh ép tỳ làm kín nước

– Những mặt phẳng cần làm khung đáy: Ram dốc, đường dốc, gạch thời cũ, nền bê tông không phẳng, …

Loại 3 (Cửa có trụ giữa hỗ trợ): Với cửa có khẩu độ dài vượt, từ 3,5m trở lên

– Yêu cầu bắt buộc của Cửa chống ngập này là phải có khung đáy, vì trụ hỗ trợ sẽ liên kết vào khung đáy để trợ lực làm kín cánh cửa với đáy khung

Loại 4 (Cửa có trụ giữa): Với loại cửa có chiều dài lớn, từ 5m trở lên

– Sản phẩm này phù hợp với các cửa có chiều dài không hạn chế

– Trụ giữa sẽ liên kết độc lập với nền (loại 1) hoặc liên kết với khung đáy (loại 2)

– Trụ giữa có thể tháo dời khi không cần sử dụng

Với 4 loại cửa phổ biến vừa nêu, thì công tác lắp đặt giống nhau (trừ Cửa chống ngập tự động, phải là đơn vị chuyên ngành vì liên quan đến nhiều thứ phức tạp hơn)

II- Hướng dẫn cách tự lắp đặt Cửa chống ngập (loại 1) đúng theo yêu cầu:

Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt:

– Khoan bê tông, Bulong nở, Keo silicon, Bút đánh dấu, Thước nước, Thước đo

Kiểm tra, xử lý nền:

– Kiểm tra nền dọc từ vị trí trụ đứng này đến trụ đứng kia, cần mặt nền rộng 100 mm từ trụ này đến trụ kia phải phẳng, để đảm bảo khi cánh ép xuống kín.

– Sử dụng thước nước thăng bằng để kiểm tra mặt bằng, nếu độ lệch nhiều, có các khe lõm sâu, hố lõm sâu cần làm phẳng lại mặt bằng bằng các vật liệu phù hợp như xi măng, keo, …

Lắp trụ đứng:

– Kiểm tra trụ đứng, mặt nào là mặt hướng vào trong nhà, mặt nào hướng ra ngoài.

– Với kích thước trụ là 102×102 mm (chiều cao trụ phụ thuộc vào chiều cao cánh ngăn nước)

– Khi xác định được các trụ đúng hướng, tiến hành đặt ướm thử vào vị trí sẽ lắp đặt, để xem có bị vướng hay ảnh hưởng đến các hạng mục khác không.

– Lấy bút đánh dấu những vị trị khoan bắt bulong nở, xong thì bỏ trụ ra để khoan lỗ

– Khoan xong, đặt trụ vào và bắt Bulong nở, khi lắp thì kẹp thước nước để đảm bảo trụ đứng thẳng (đảm bảo trụ đứng vững, chắc chắn, khi lắc không bị tác động vào)

– Bơm keo Silicon kỹ vào khe giữa trụ và tường liên kết (bơm khe sâu và bơm cả 2 mặt, lần bơm cuối ngoài cùng thì cắt vát đầu ống keo, vừa bơm vừa miết để có hình thức đẹp)

– Chờ 12 giờ cho keo khô, tiến hành lắp đặt cánh vào để vận hành kiểm tra.

Một số lưu ý khi tự lắp Cửa chống ngập nước

– Vệ sinh các vị trí liên kết bơm keo

– Cân chỉnh các trụ đứng đảm bảo độ thẳng (không nghiêng) và khoảng cách 2 trụ với nhau đúng theo yêu cầu của hướng dẫn.

– Tra dầu mỡ bảo dưỡng các vị trí khớp xoay định kỳ hoặc trước khi sử dụng

Hướng dẫn vận hành Cửa chống ngập và Xử lý các sự cố có thể xảy ra

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *