Quy mô ngành sản xuất thủy sản
Việt nam có vị trí thuận lợi về khí hậu, đường bờ biển dài, vị trí địa lý phù hợp để đánh bắt và nuôi thủy sản với quy mô lớn.
Với lợi thế đó, sản lượng thủy sản việt nam hàng năm của việt nam rất lớn, điều đó tạo ra các nhà máy chế biến thành phẩm thủy sản cũng phát triển không ngừng.
Với quy mô nhà máy chế biến lớn, tạo ra nguồn nước thải rất nhiều, gây ra ảnh hưởng đến môi trường sống.
Ảnh minh họa
Đặc thù nước thải chế biến thủy sản
Nước thải chế biến thủy sản có đặc thù rất riêng.
Nguồn thải, thì máu chế biến của thủy sản gây ra nguồn ô nhiễm cao nhất
Trong đó, chỉ tiêu BOD, COD, TOC thường luôn cao hơn vài chục lần so với QCVN yêu cầu
Ảnh minh họa
Sơ đồ công nghệ xử lý
Hệ thống xử lý nước thải thủy sản bắt đầu với song chắn rác, song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô có kích thước lớn ra khỏi dòng thải để tránh làm tắc nghẽn đường ống, bơm,… ảnh hưởng đến các công trình xử lý đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải thủy sản.
Nước thải thủy sản được đưa qua bể tuyển nổi để tách dầu mỡ có trong nước ra khỏi dòng thải. Thiết bị sục khí được đặt dưới đáy bể, các bọt khí hòa tan nổi lên trên mặt nước kéo theo các chất bẩn bám trong bọt khí ra khỏi dòng thải.
Sau khi ra khỏi bể tuyển nổi, nước thải được dẫn qua bề điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ các chất bẩn có trong nước thải. Tải bể điều hòa có đặt thiết bị sục khí để xáo trộn đều nguồn nước, tránh hiện tượng lắng cặn, xảy ra phân hủy yếm khí dưới đáy bể.
Nước thải sau đó được đưa qua bể xử lý sinh học kỵ khí, các VSV kỵ khí phân giải chất hữu cơ trong nước thải thành các chất vô cơ đơn giản và khí Biogas sinh ra được thu hồi. Phản ứng phân giải CHC của VSV kỵ khí:
VSV kỵ khí + CHC à CO2 + CH4 + … + sinh khối mới
Sau đó nước thải được dẫn qua bể anoxic để khử nito và photpho có trong nước thải. Kết thúc quá trình, nước thải sẽ được đưa sang bể xử lý sinh học hiếu khí. Tại bể Aerotank, quá trình phân giải chất hữu cơ còn lại trong nước thải nhờ các VSV hiếu khí sử dụng CHC làm nguồn dĩnh dưỡng để phát triển sinh khối dưới điều kiện được cung cấp oxi đầy đủ.
Nước thải từ bể Aerotank tự chảy qua bể lắng sinh học để lắng bùn từ quá trình xử lý sinh học trên. Một phần bùn cặn được đưa qua bể chứa bùn để xử lý, một phần bùn cặn được tuần hoàn về bể Anoxic.
Công nghệ chủ yếu áp dụng trong hệ thống xử lý nước thải thủy sản là công nghệ sinh học, phù hợp với nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao có khả năng phân hủy sinh học hiệu quả.
Sau khi ra khỏi bể lắng, nước thải được đưa đi khử trùng để tiêu diệt vi khuẩn còn xót lại trong bể. Nước thải đầu ra sau xử lý đạt QCVN 11:2015/BTNMT.
Ảnh minh họa
Quý khách hàng cần tư vấn Thiết kế, Thi công xin liên hệ để được tư vấn miễn phí
Bạn có thể tham khảo một số Công trình chúng tôi đã triển khai Click here
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.