Nước thải chăn nuôi
Với sự phát triển của mạnh của nền nông nghiệp sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm đang phát triển mạnh, các khu chăn nuôi, nhà máy giết mổ quy mô lớn được xây dựng đã xả thải ra môi trường lượng lớn nước thải.
Đặc thù nguồn nước thải chăn nuôi có lượng BOD và Amoni rất cao, là nguồn thải gây sinh ra rất nhiều vi khuẩn nếu không được xử lý đúng cách.
Lượng nước thải xả ra môi trường các khu chăn nuôi tập trung là rất lớn, với nồng độ BOD cao gây nên lượng ô nhiễm mùi cho môi trường.
Ngoài những chất thải của vật nuôi, nguồn thuốc kháng sinh, chất tẩy cũng là làm tăng chỉ tiêu COD ở mức rất cao gây ảnh hưởng đến nguồn nước thải
Ảnh minh họa
Các quy trình xử lý nước thải chăn nuôi cơ bản
Quá trình Biogas
Là phương pháp phân hủy yếm khí thải chăn nuôi được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhờ hạn chế lượng nước thải bừa bãi, chuyển hoá khí độc hại như CO2, CH4, H2S,… và thay cho nhiên liệu đốt hoặc điện năng thắp sáng. Ngoài ra, bùn cặn trong hầm biogas còn được tận dụng để làm phân bón hữu cơ giúp cải thiện đất để tăng năng suất cây trồng đáng kể.
Phương pháp này phổ biến ở khu chăn nuôi tập trung lớn hoặc trang trại gia đình nhỏ lẻ với việc thu hồi khí gas để làm chất đốt hoặc phát điện.
Quá trình tách SS
Nước thải được từ Biogas để thu khí gas, sau khi đủ thời gian được bơm ra hồ điều hòa để oxy hóa.
Trong giai đoạn ủ Biogas nguồn nước thải được xử lý yếm khí nên hàm lượng SS xơ từ phân tách rời nên cần tách bỏ vật lý để giúp quá trình xử lý tiếp theo đảm bảo hiệu quả
Giai đoạn này sử dụng các máy tách rác dạng tĩnh, trống quay, …. vào xơ tách được ép khô bằng máy ép trục vít .
SS được ép khô là nguồn để chế biến ra phân bón hữu cơ hiệu quả cao.
Quá trình xử lý hóa lý
Nước thải được điều hòa ổn định sẽ được bơm lên hệ thống hóa lý để tiếp tục loại bỏ nguồn TSS còn lại trong nước thải.
Giai đoạn này sử dụng các hóa chất phổ biến hiện nay như pH, PAC, PAM để đảm bảo hiệu quả trong việc phân tách,
Quá trình lắng tiếp theo tạo ra bùn lắng hóa lý và được thu hồi loại bỏ.
Giai đoạn lý hóa sẽ được thực hiện một lần nữa sau quá trình xử lý sinh học trước khi khử trùng và xả ra ngoài môi trường.
Quá trình xử lý sinh học
Đây là quá trình xử lý cốt lõi của hệ thống, loại bỏ lượng lớn các chỉ tiêu của nước thải N, BOD, COD
Lựa chọn xử lý sinh học cho giai đoạn này có nhiều cách lựa chọn, như công nghệ SBR, MBBR, …. tùy vào chỉ tiêu của giai đoạn trước xử lý đạt đến mức nào.
Giai đoạn này sử dụng các chủng vi sinh vật hiếu khí để diễn ra quá trình nitrat hóa sẽ được thực hiện ở ngăn hiếu khí, trong khi đó, quá trình khử nitrat hóa lại được thực hiện ở ngăn thiếu khí.
Để tăng hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi, có thể cải tiến ngăn thiếu khí bằng việc chia dòng và hồi lưu nội, ngoại tuần hoàn.
Các phương pháp xử lý khác với chỉ tiêu ô nhiễm cao
Ngoài các phương pháp xử lý cơ bản trên, còn nhiều phương án xử lý và giai đoạn thiết bị bổ sung để tăng hiệu quả xử lý của trạm xử lý.
Thường sẽ áp dụng thêm các thiết bị Stripping và Tuyển nổi, Lọc áp lực nếu chỉ tiêu Amoni, COD lớn làm quá tải trạm xử lý.
Ngoài ra còn các phương án xử lý Hóa lý nhưng chi phí vận hành tăng cao.
Xử lý nước thải chăn nuôi được đánh giá là nguồn nước thải khó xử lý bởi các chỉ tiêu về sinh học rất cao, cùng với công suất xả thải lớn.
Quý khách hàng cần tư vấn Thiết kế, Thi công xin liên hệ để được tư vấn miễn phí
Bạn có thể tham khảo một số Công trình chúng tôi đã triển khai Click here
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.