Tính toán phương án xử lý nước bể bơi chi tiết

Xử lý nước bể bơi pendin.vn

Các phương án xử lý nước bể bơi là vô cùng cần thiết để duy trì sạch sẽ và an toàn để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Việc tính toán phương án xử lý nước bể bơi không chỉ dừng lại ở thêm hóa chất mà còn phải dựa trên các yếu tố khác như diện tích, tần suất sử dụng cùng các công nghệ hỗ trợ hiện đại. Vì vậy, hãy cùng Pendin cập nhật từng bước  hướng dẫn chi tiết để bạn có thể tối ưu hóa quy trình xử lý nước, nâng cao hiệu quả.  

1. Tiêu chuẩn nước bể bơi

Hiện nay, bể bơi đã trở thành một tiện ích phổ biến tại các khu nghỉ dưỡng, khách sạn và biệt thự gia đình. Tùy thuộc vào sở thích cá nhân, mức đầu tư, điều kiện địa hình và khí hậu, bể bơi sẽ được thiết kế với kích thước và hình dạng phù hợp. 

xử lý nước bể bơi
Phương án xử lý nước bể bơi hiệu quả, tiết kiệm

Bể bơi thường được chia thành hai loại chính: bể trong nhà và bể ngoài trời. Dù là bể bơi tại các resort 5 sao hay bể bơi bình dân, chất lượng nước đều phải tuân thủ quy định QCVN 02-2009/BYT, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:

  • Độ trong của nước đủ để khi nhìn bằng mắt thường có thể thấy rõ các đường vạch kẻ dưới đáy bể, kể cả đường vạch sát thành bể.
  • Không gây kích ứng da, mắt.
  • Không chứa chất độc làm hại sức khỏe người bơi.
  • pH dao động từ 6 – 8,5.
  • Trong 100 ml nước bể bơi số vi khuẩn bằng 0.

2. Thiết bị khử trùng clo – giải pháp xử lý nước bể bơi hiệu quả

Trong quá trình sử dụng, nước bể bơi dễ bị nhiễm bẩn và không còn đạt tiêu chuẩn do số lượng người sử dụng lớn và khó kiểm soát ý thức cá nhân. Việc thay nước toàn bộ rất tốn kém vì vậy cần áp dụng các hệ thống xử lý nước bể bơi để loại bỏ chất bẩn, tuần hoàn nước và bổ sung lượng nước sạch cần thiết nhằm bù đắp cho lượng nước hao hụt do bốc hơi hoặc thất thoát.

Thiết bị khử trùng clo chính là giải pháp phổ biến để đảm bảo nước bể bơi luôn sạch sẽ, an toàn và đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Thiết bị hoạt động bằng cách sử dụng clo – ở dạng khí, lỏng hoặc viên nén – để tiêu diệt vi khuẩn, virus, tảo và các chất gây ô nhiễm. Clo được hòa tan đều trong nước thông qua hệ thống thiết bị chuyên dụng, giúp duy trì chất lượng nước ổn định và an toàn cho người sử dụng.

3. Cách xác định lưu lượng tuần hoàn và nước bổ sung

Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cách để xác định lưu lượng tuần hoàn và nước bổ sung chính xác: 

Xử lý nước bể bơi
Cách xác định lưu lượng nước tuần hoàn và bổ sung chính xác

3.1. Lưu lượng tuần hoàn

Đối với các bể bơi có diện tích bề mặt lớn hơn hoặc bằng 200 m2, chiều sâu hơn 1,5 m, thời gian tuần hoàn nhỏ hơn hoặc bằng 8 giờ, công thức tính lưu lượng tuần hoàn là:

Qtuần hoàn = Vthể tích hồ bơi/8 (m3/h)

Còn đối với bể bơi có diện tích nhỏ hơn 200 m2 hoặc có độ sâu <1,5 m, thời gian tuần hoàn để xử lý nước bể bơi lấy 4 – 6 giờ.

3.2. Lưu lượng nước bổ sung

Lượng nước bổ sung để bù vào lượng nước mất mát và pha loãng nồng độ các chất hữu cơ, ion amoni, các hợp chất khoáng. Nước được bổ sung qua đồng hồ đo lưu lượng rồi chảy vào bể thu nước của trạm xử lý nước tuần hoàn. 

Công thức ước tính: 

Nb = (0.5%−1%) × V

Trong đó:

Nb: Lượng nước bổ sung (m³/ngày)

V: Thể tích bể bơi (m³).

Ví dụ: Với bể bơi 200 m³, lượng nước bổ sung hàng ngày dao động từ: 

Nb ​= (0.5%×200) đến (1%×200) = 1 đến 2m³/ngày

4. Quy trình xử lý nước bể bơi

Đầu tiên khi xử lý nước bể bơi, nước sẽ được thu qua cửa thu nước và bọt, bọt váng được giữ lại trong buồng thu, từng chu kỳ vớt thải ra ngoài để xử lý còn nước theo máng chảy về hố thu cùng với nước bổ sung.

Cụ thể quy trình xử lý nước bể bơi
Cụ thể quy trình xử lý nước bể bơi

Từ hố thu, nước chảy qua lưới lọc sơ bộ đi vào ống hút của máy bơm để tới bể lọc áp lực, nước được trộn với phèn với liều lượng 1 -2 mg/l, hòa trộn với hóa chất kiềm (NaOH, NaCO3) để pH sau lọc 7-8. Qua bể lọc nước được sát trùng bằng clo hay ozon và có thể đi qua thiết bị đun nóng và đưa vào bể bơi.

4.1. Thể tích bể thu

Thể tích bể thu có thể được xác định bằng công thức:

V = Q/4n

Trong đó: 

V – Dung dịch bể thu nước bổ sung và nước tuần hoàn (m3)

Q – Lưu lượng bơm tuần hoàn (m3/h)

n – Số lần đóng mở máy tự động của bơm trong 1 giờ

4.2. Lưới lọc sơ bộ

Lưới lọc được đặt ở đầu hút của máy bơm để lọc rác, bọt trước khi xử lý nước bể bơi. Kích thước mắt lưới <= 1mm, độ rỗng của lưới > 40% và cần phải đảm bảo dễ tháo lắp để vệ sinh hàng ngày, vận tốc <= 0,6 m/s.

4.3. Máy bơm

Máy bơm đóng vai trò tuần hoàn nước từ bể bơi qua hệ thống xử lý và quay lại bể. Tùy theo thiết kế của từng hồ bơi mà bạn cân đối bố trí số lượng phù hợp, ít nhất là hai máy trong đó một máy làm việc, một máy dự phòng.

4.4. Bể lọc

Bể lọc là nơi để xử lý nước bể bơi cụ thể là làm sạch bằng cách loại bỏ các hạt bẩn nhỏ không thể lọc ở lưới lọc sơ bộ.

  • Cỡ hạt lọc có đường kính tương đương: 0,35 – 0,55 mm;
  • Chiều dài lớp lọc: 0,5 – 0,60 mm;
  • Vận tốc lọc: 25 – 40m/h;
  • Tổn thất qua lớp lọc sau một chu kỳ lọc: 2,2 – 20 m;
  • Cường độ rửa lọc: 30 – 40 m3/m2.h;
  • Thời gian rửa lọc: 10 – 15 phút;
  • Đường kính bể lọc: 0,6 – 3,00 m;

5. Quy trình sát trùng nước bể bơi

Quá trình khử trùng là bước quan trọng nhằm ngăn chặn và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, đồng thời loại bỏ sự phát triển của rong, rêu và tảo. Nếu nước bể bơi không được khử trùng, nguy cơ lây nhiễm bệnh sẽ tăng cao. Do đó, nước trong bể và khu vực lối đi xung quanh cần được xử lý bằng clo hoặc ozon với liều lượng từ 0,4 – 1,4 mg/l.

Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng ozon khi xử lý nước bể bơi không đủ hiệu quả vì ozon dư có thể hòa tan các chất bẩn trên cơ thể người vừa tắm, khiến nước nhanh chóng bị tái nhiễm bẩn. Vì vậy, clo được bổ sung vào nước để duy trì nồng độ khử trùng ổn định, đảm bảo chất lượng nước sạch và an toàn. Ngoài ra, có thể sử dụng máy điều chế Javen để tạo ra dung dịch khử trùng tại chỗ, giúp tối ưu hóa quy trình xử lý nước và giảm chi phí vận hành.

5.1. Diệt rêu, tảo trong hồ

Khi đã tháo cạn nước trong hồ, bạn sẽ cần sử dụng dung dịch CuSO₄ hoặc dung dịch CuSO₄ kết hợp Cl₂ với nồng độ 10%, quét đều lên bề mặt thành và đáy bể bơi. Sau đó, để khô trong khoảng 2-3 giờ và dùng chổi mềm quét sạch các cặn dung dịch còn bám trên bề mặt. Tiếp theo, bơm nước sạch vào bể đồng thời bổ sung dung dịch đồng sunfat đã lọc trong với liều lượng 5g/m³ nước. Khi bể bơi đóng cửa, thêm clo với liều lượng 20g/m³ vào nước để ngâm, giúp đảm bảo vệ sinh và loại bỏ hoàn toàn tảo, rêu.

5.2. Làm sạch bể bơi

Vào ban đêm, khi bể bơi ngừng hoạt động, các cặn bẩn lơ lửng trong nước sẽ lắng xuống đáy. Trước khi bể được sử dụng trở lại, bạn sẽ cần loại bỏ những cặn bẩn này. Sử dụng các vòi hút kết nối thành dãy với ống nối mềm nổi trên mặt nước, sau đó đấu vào đầu hút của bơm. Lúc này, bơm sẽ hút toàn bộ cặn bẩn vào hố thu nước, nơi chúng được xử lý qua hệ thống tuần hoàn nước.

Hy vọng nội dung được chia sẻ trên đây có thể mang đến cho bạn một phương án làm sạch nước bể bơi hiệu quả lâu dài nhưng vẫn rất phù hợp với ví tiền. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến quy trình xử lý nước bể bơi, bạn đừng ngại nhấc máy và gọi ngay đến Pendin qua số hotline dưới đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất. 

———————————

Thông tin liên hệ PENDIN:

#pendin, #penstock, #xulynuocthai, #cuachongngap, #vancuaphai, #vancualat

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *