Quy trình vận hành hệ thống lọc nước bể bơi

Quy trình vận hành hệ thống lọc nước bể bơi là rất quan trọng. Vì nước bể bơi sau một ngày hoạt động sẽ bị bẩn nên cần phải được làm sạch lại. Nước được bơm qua hệt hống xử lý, qua các công đoạn lọc, khử… để có được độ sạch đạt yêu cầu. Không làm ảnh hưởng tới người bơi và mỹ quan của bể bơi.

Hệ thống lọc nước tuần hoàn bể bơi hoạt động theo một vòng kín. Quy trình của hệt hống là thu nước đấy và nước mặt bể bơi, qua quá trình lọc áp lực với hệ thống lọc bình lọc cát bể bơi, sau  đó nước qua công đoạn khử trùng và được cấp trả lại bể bơi. Lượng nước mất mát do quá trình lọc tuần hoàn( rửa ngược bình lọc) hoặc do bay hơi được cấp bổ xung về bể cân bằng và được cấp bổ xung vào bể bơi. Qui trình vận hành của hệ thống được thực hiện như sau:

Vận hành bình lọc tuần hoàn

Vị trí các van điều khiển bình lọc

Để đảm bảo các chức năng hoạt động của bình lọc, mỗi bình lọc cát bể bơi sẽ được lắp 01 van 6 chức năng điều khiển bình lọc.

 

Trên van có gi rõ 6 chức năng cụ thể:

 

Stt

Vị trí
1 Lọc
2 Xả nước lọc
3 Cấp nước sạch vào bể
4 Rửa ngược
5 Đóng
6 Xả kiệt bể

 

 

 

 

 

A. Vận hành hệ thống:

      I. Cấp nước bổ xung bể bơi

1. Kiểm tra mực nước bể bơi

Hàng ngày, trước khi vận hành hệ thống cần kiểm tra mức nước trong bể bơi xem mức nước có đạt yêu cầu không. Nếu không đạt do hao hụt trong quá trình hoạt động của bể bơi cần thực hiện quy trình cấp nước bổ xung về bể.

2. Qui trình cấp nước bỏ xung bể bơi

Hệ thống cấp nước bổ xung về bể bơi được kết nối với đường ống cấp nước sạch của hệ thống cấp nước sạch thành phố. Qyi trình cấp nước bổ xung thì người vận hành  chỉ cần mở van khóa cấp nước sạch trực tiếp về bể hoặc bằng quá trình bình lọc tuần hoàn và cấp bổ xung về bể bơi.

Khi mức nước trong bể bơi đạt được mức nước cần thiết thì tiến hành tắt bơm, khóa van cấp nước bổ xung về bể bơi.

 Chú ý: Trong quá trình cấp nước người vận hành cần kiểm tra liên tục mức nước bể bơi, trành gây tràn bể lãng phí nước.

II) Quá trình lọc tuần hoàn:

      1. Hệ thống lọc

Hệ thống lọc tuần hoàn bể bơi bao gồm hệ bình đảm bảo đủ công suất lọc trong của hệ thống trong khoảng 4-6 giơ ( Tiêu chuẩn về thời gian lọc của bể bơi lọc tuần hoàn). Mỗi bình lọc có thể hoạt động độc lập với nhau. Có thể vận hành 1 bình lọc hoặc 2 bình lọc. Điều này nhằm hoạt động của hệt hống liên tục nếu 1 bình lọc dừng để thay thế hay sửa chữa cũng như dừng bình lọc để thực hiện quy trình rửa ngược bình lọc.

        2. Các quy trình vận hành hệ thống lọc tuần hoàn bể bơi:

Bể bơi thực hiện quá trình lọc bằng hệ thống áp lực với các bình lọc thì thực hiện 06 qui trình cơ bản của bình lọc như sau:

        3. Qui trình lọc:

Quy trình lọc là qui trình được thực hiện nhiều nhất trong quá trình vận hành bể bơi.

Sau một ngày hoạt động của bể bơi, nước bể bơi bị nhiễm bẩn do các hoạt động của người bơi đem lại, bao gồm các chất cặn, huyền phù, dầu mỡ, và các chất nổi trên bề mặt như bụi bặm từ không khí…thì cần tiến hành quá trình lọc tuần hoàn bể bơi, để trả nước lại chất lượng bể bơi như ban đầu.

– Kiểm tra các van bình lọc: Đặt các van điều khiển bình lọc đặt ở vị trí lọc.

– Kiểm tra và mở các van điều khiển hệ thống. Van hút cặn hút đáy bể bơi, van chặn hút bể cân bằng, van cấp nước ra bể bơi.

– Tiến hành bật bơm lọc bể bơi: Bơm bình lọc được điều khiển bằng nút bấm trên tủ điện điều khiển hệt hống, trước khi bật bơm cần kiểm tra vác atomat tổng và atomat bơm bình lọc đảm bảo ở vị trí [ON].

           Chú ý: Khi bật bơm lọc cần kiểm tra đầu hút của bơm xem bơm có hoạt động hay bị e bơm không. Điều này trành tình trạng bơm chạy không tải gây cháy động cơ bơm.

       4. Qui trình rửa ngược.

Qua thời gian hoạt động bình lọc cát có thể bị tắc giảm công suất hệ thống, khi đó cần tiến hành thực hiện rửa ngược bình lọc, làm sạch cát trong bình lọc.

Qui trình này được thực hiện với từng bình lọc riêng, không thực hiện rửa ngược toàn bộ bình lọc trong hệ thống cùng lúc.

– Hàng ngày trước khi vận hành hệ thống lọc tuần hoàn cần kiểm tra đồng hồ áp lực của bình lọc khi đồng hồ chỉ thị áp lực trong bình lọc vượt quá 1.3kg/cm2   thì tiến hành rửa ngược bình lọc.

– Đặt van điều khiển bình lọc ở vị trí rửa ngược.

– Mở van hút đấy bể bơi hoặc bể cân bằng.

– Kiểm tra các van chặn của bơm sau đó tiến hành bật bơm điều khiển hút nước từ bể bơi cấp nước về bình lọc theo chiều từ dưới lên đẩy các cặn bám trên bề mặt vật liệu lọc và thoát ra ngoài qua đường ống thoát nước rửa ngược bình lọc.

Qui trình rửa ngược bình lọc được thực hiện trong vòng khoảng 3 phút (quan sát kính quan sát thấy trong là đạt) toàn bộ các cặn bẩn bị đẩy ra ngoài.

    5. Qui trình xả nước lọc đầu.

Qui trình này thường được thực hiện ngay sau khi quá trình rửa ngược, trước khi lọc nước cấp tuần hoàn về bể bơi, lượng nước rửa ngược vẫn còn lại trong bình lọc, lượng nước này vãn còn các cặn bẩn, do vậy xả nước lọc đầu là quá trình xả bỏ lượng nước sau khi rửa ngược. Tuy nhiên quá trình này còn giúp tăng cường và ổn định lại lớp vật liệu lọc đã bị xáo trộn do quá trình rửa ngược.

– Chuyển van bình lọc về vị trí xả nước lọc đầu.

– Kiểm tra van điều khiển hệ thống và van chặn của bơm lọc.

– Mở van hút đáy là hút bể cân bằng.

– Bật bơm lọc bể bơi tương ứng với bình lọc cho chạy bơm đến khi nào quan sát kính quan sát độ trong của nước trong thì tắt máy bơm chuyển van về chế độ lọc tuần hoàn bể bơi.

          6. Qui trình xả kiệt bể bơi.

Khi cần thiết để sửa chữa, bảo dưỡng bể bơi, cũng có thể bể bơi hoạt động đã quá lâu hay cuối mùa vụ cần xả kiệt nước bể bơi.

Qui trình này thực hiện xả toàn bộ lượng nước trong bể bơi.

– Quay van ở vị trí số 6.

– Mở van hút đáy bể bơi.

– Kiểm tra các van chặn của bơm đảm bảo dang mở.

– Bật bơm tương ứng với bình lọc để xả kiệt nước bể bơi qua đường xả rửa ngược bể bơi

          7. Dừng bể bơi.

Khi cuối mùa bơi và không sử dụng bể bơi sau một thời gian dài, cần chuyển hệ thống lọc về vị trí dừng, khi chuyển hệ thống lọc về vị trí dừng đảm bảo cắt toàn bộ kết nối điện tắt các thiết bị điện.

– Đặt van bình lọc về trị trí dừng.

 

B. Vận hành hệ thống châm hóa chất

             Xử lý hóa chất bể bơi.

Việc đó nồng độ CLO &  PH được tiến hành qua bộ text tay

+ Nếu độ PH thấp (< 7,2)  thì tiến hành nâng độ PH bằng cách hòa Sô đa vào bể bơi hàm lượng theo tỷ lệ 10kg Sô đa/200 lít nước. Vẩy đều dung dịch sooda khắp mặt bể. Khi kiểm tra PH ở bể bơi đạt đủ ở mức 7,2 < pH <7,6  thì tiến hành dừng cấp sôda.

+ Kiểm tra nếu độ PH cao (>7,6) thì cho HCL vào bể bơi.

– Độ pH bể bơi tiêu chuẩn cần đạt ở mức 4,2 – 7,6. Người vận hành cần kiểm tra hệ thống điều khiển nếu có sai lệch phải thực hiện theo đúng hướng dẫn vận hành.

            Hệ thống châm hóa chất khử trùng:

Độ Clo dư cho bể bơi tiêu chuẩn cần đạt từ 0,4mg/l. Kiểm tra nồng độ Clo nếu thấy thấp hơn 0,4mg/l thì cần châm Clo vào bể bơi.

 Chú ý:   Khi cần xử lý theo phương pháo SHOCK IT ( Sốc khử trùng mạnh) trường hợp dùng Clo khô thì rải đều bột Clo ra mặt bể để đạt hiệu quả nhanh nhất. Khi xử lý SHOCK IT nồng độ clo dư trong bể có thể lên tời 10 – 20mg/l. Sau qua lọc tuần hoàn lượng clo dư sẽ giảm dần do có sự tạo thành hơi clo và bay hơi.

        Chú ý: Luôn luôn kiểm tra lượng hóa chất trong bình chứa khi bơm hóa chất vận hành. Không được để bơm chạy khô, điều này sẽ dẫn đến cháy bơm định lượng.

Hệ thống hoàn toàn đi vào hoạt động, nước trong bể bơi được hút đáy và hút nước tràn bề mặt, sau khi qua hệ thống sẽ được làm sạch trở lại và bơm trở lại bể bơi bằng các đường cấp nước sạch tuần hoàn. Nước trong bể bơi sẽ hút và lọc liên tục đến khi đảm bảo về độ sạch.

Hệ thống đang ở trạng thái lọc

Qui trình pha hóa chất sử dụng cho bể bơi.

Khi lượng hóa chất trong bình chứa đã cạn, người vận hành tiến hành pha hóa chất vào bình chưa.

Hệ thống hóa chất bể bơi được trang bị 02 bình chứa hóa chất với dung tích 300l.

Pha chế dung dịch Axit HCL

Axits HCL được mua trên thị trường dưới dạng can loảng nồng độ đạt 30% khi sử dụng người vận hành cần pha loãng nồng độ axit với liều lượng 30 lít axit với 270 lít nước. Như vậy thùng chưa 300 lít chỉ pha một can 30 lít axits với 270 lít nước.

 Chú ý: HCL là axit mạnh khi pha chế người vận hành phải được trang bị bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang, ủng bảo hộ…

– Khi pha axit vào nước phải đổ nước vào bình trước sau đó đổ từ từ lượng axits vào bình với dây dẫn khép kín chuyên dụng.

           * Pha chế dung dịch Chlorin:

Chlorin dùng cho bể bơi là Clo hòa tan với nồng động khoảng 70% khi pha chế dùng trong bể bơi cần pha chế nồng độ Chlorin trong bình chứa khoảng 100g/l.

– Bình chứa Chlorin có dung tích là 300lits cần pha 30kg Chlorin nguyên chất tương đương là 45kg Chlorin hòa tan 70%.

Chú ý: Chlorin khi pha chế vào nước gây mùi độc hại vì vậy, người vận hành phải đảm bảo trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.

Khi cấp Chlorin vào nước cần cho từ từ Chlorin vào nước đã được cấp sẵn vào bình chứa. Cần cấp 250 lít nước vào bình chứa rồi tiếp tục cho từ từ lượng Chlorin cho đến hết.

       2. Hút rửa, vệ sinh bể bơi:

– Để thuận tiện cho việc hút rửa đáy bể bơi, cọ thành bể và vớt rác tràn trên mặt bể bơi. Bể bơi được cung cấp 01 bộ vệ sinh bể bơi gồm:

+ Bàn hút đáy bể bơi, bàn hút kiểu linh động có 8 bánh xe dễ dàng di chuyển sát dưới mặt đáy của bể bơi. Bàn hút này được kết nối với bơm lọc qua hệ thống đường ống hút vệ sinh  qua 1 ống mềm D38 có chiều dài 15m,30m. Sự di chuyển của bàn hút đáy bể bơi được người vận hành di chuyển bằng 01 sào nhôm dài 5,6,7,9m đi chuyển khắp mặt đáy bể bơi. Khi tiến hành hút vệ sinh bể cần tiến hành bật bơm lọc, mở va đường hút vệ sinh, vặn nhỏ van hút đáy và hút bể cân bằng để hút mạnh hơn.

+ Chổi cọ vệ sinh thành bể bơi, vợt vớt lá có kết cấu lắp đặt với sào nhôm để có thể thực hiện việc vệ sinh bể bơi.

Các bạn có thể thao khảo cách dùng bộ dụng cụ vệ sinh tại đây

Việc vệ sinh bể bơi được thực hiện một lần trong ngày hoặc khi bể bơi cần phải vệ sinh gấp.

       Chú ý: Khi bể bơi có người bơi, người vận hành không được thực hiện vệ sinh bể bơi, điều này gây nguy hiểm đến người bơi gà không đmả bảo chất lượng cũng như mỹ quan của bể bơi. Sau khi không hút vệ sinh bể nữa cần tiến hành khóa van hút vệ sinh bể để đảm bảo an toàn( khi chạy lọc) và đảm bảo nước không tự động chảy về bể bơi khi dừng lọc dẫn đến bơm bị e.

     3. Bảo trì hệ thống:

– Các bộ phận như bơm, bình lọc cát đều có bộ phận cần bảo trì, thay thế… theo catalogue riêng của mỗi bộ phận ( kèm theo bản dịch –  cần đọc ký các bản dịch này trước khi vận hành hệt hống). Khi bảo trì bơm, đóng các van của bơm cần bảo trì lại, hệ thống vẫn hoạt động nhưng với công suất yếu hơn.

– Trong thời gian đó, bảo trì bơm theo hướng dẫn trong catalogue bơm. Nếu cần sửa chữa thì tháo hẳn bơm ra khỏi hệ thống để sửa chữa. Tương tự đối với bình lọc, tắt các van trước bình lọc ở vị trí đóng, bình lọc sẽ được cách ly hoàn toàn ra khỏi hệt thống để sửa chữa. Các điều kiện vận hành bảo dưỡng thiết bị cụ thể được ghi trong catalogue của hãng sản xuất kèm theo, mọi hỏng hóc gây ra do thực hiện không đúng các quy định của nhà sản xuất đều không được bảo hành.

       * Hàng ngày:

Kiểm tra các thùng đựng hóa chất cho các bơm định lượng, nếu vơi thì bổ sung hóa chất theo đúng nồng độ đã nói ở trên. Khi vận hành máy, kiểm tra xem bơm có hút hóa chất không, nếu không thì kiểm tra các chi tiết, mồi lại bơm.

– Kiểm tra đồng hồ đo áp lực của bình lọc cát, nếu áp suất lọc vượt quá 1.3kg/cm2 thì dừng máy và thực hiện quá trình rửa ngược cho các bình lọc cát.

– Vệ sinh bể bơi theo chỉ dẫn vệ sinh bể

      * Hàng Tuần:

– Kiểm tra, bơm dầu mỡ cho bơm theo hướng dẫn riêng của bơm.

– Thực hiện phương pháp xử lý SOCK it ( như hướng dẫn kèm theo) để khử rêu tảo.

      * Hàng tháng:

– Bảo dướng, vệ sinh thiết bị theo hướng dẫn riêng của từng loại thiết bị.

      * Sau 06 tháng:

– Kiểm tra các bình lọc và bổ sung cát ( nếu cần)

– Thay mới toàn bộ nước cho bể bơi khi cần thiết.