Module hợp khối xử lý nước thải hay hợp khối xử lý nước thải là một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh được thiết kế nhỏ gọn, để xử lý nước thải sinh hoạt, tiện lợi cho việc vận chuyển, thi công đơn giản, độ bền cao, dễ dàng vận hành.
Module hợp khối xử lý nước thải có gì đặc biệt?
– Module hợp khối xử lý nước thải được làm từ chất liệu Composite cho độ bền cao, độ chịu lực lớn, giá thành rẻ, thiết bị được tích hợp sẵn bên trong là giải pháp đơn giản về mặt thi công lắp đặt. Do không cần xây dựng nên việc thi công lắp đặt cực kỳ nhanh chóng và gọn nhẹ.
– Module sẽ được vận chuyển tới vị trí lắp đặt. Sau khi kết nối đường ống tới bể gom tập trung nước thải đầu vào xử lý, đường ống đầu ra của hợp khối với hệ thống thoát nước và lắp đặt tủ điện là có thể vận hành ngay. Hợp khối xử lý nước thải có thể lắp đặt nổi, hoặc lắp đặt chìm để tiết kiệm không gian, diện tích mà không ảnh hưởng tới mỹ quan chung của công trình. Vì thế hợp khối xử lý nước thải có thể được lắp đặt tận dụng ở các không gian như vườn hoa, sân chơi hoặc dưới tầng hầm…
Cấu tạo của module hợp khối xử lý nước thải như thế nào?
Module hợp khối xử lý nước thải sinh hoạt của PENDIN được chế tạo, sản xuất với hai dòng: Module hợp khối xử lý nước thải sinh hoạt chuẩn A cho nước sau xử lý đáp ứng tiêu chuẩn A/QCVN14/2008/BTNMT và Module hợp khối xử lý nước thải sinh hoạt chuẩn B cho nước sau xử lý đáp ứng tiêu chuẩn B/QCVN14/2008/BTNMT.
– Một module hợp khối xử lý nước thải sinh hoạt chuẩn B của PENDIN bao gồm 6 ngăn chính như sau:
+ Ngăn chứa bùn
+ Ngăn điều hòa
+ Ngăn thiếu khí
+ Ngăn Hiếu khí
+ Ngăn khử trùng
– Các thiết bị chính trong module:
+ Bơm nước thải đầu vào
+ Giá thể vi sinh
+ Bơm tuần hoàn
+ Tấm lắng Lamenla
+ Hóa chất khử trùng
+ Máy khuấy
+ Hệ thống thổi khí chìm
+ Tủ điện điều khiển,
Quy trình xử lý nước thải của module hợp khối xử lý nước thải sinh hoạt:
Đặc tính nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong Nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất như: protein (40 – 50%), hydratcacbon (40 – 50%), chất béo (5 – 10%), nồng độ chất hữu cơ trong Nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150 – 450mg/l. Lượng Nước thải sinh hoạt được tính bằng 80% lượng nước được cấp. Nước thải sinh hoạt có thành phần với các giá trị sau: BOD5 (45 – 54g/người.ngày), COD (72 – 102g/người.ngày), SS (70 – 145), dầu mỡ (10 – 30), tổng nitơ (6 – 12), amoni (2,4 – 4,8), tổng phospho (0,8 – 4), tổng coliform (106 – 109).
1. Xử lý sơ bộ.
– Rác có kích thước lớn trong nước thải được loại bỏ nhờ song chắn rác, trước khi được bơm vào bể điều hòa.
– Các dòng nước thải sinh hoạt (gồm nước từ bể tự hoại, nước từ nhà bếp sau khi qua hệ thống tách mỡ và nước rửa) tại bể điều hòa được khuấy trộn đều nhờ máy khuấy chìm. Nước thải được khuấy trộn đều giúp xử lý một phần lượng SS và COD.
2. Xử lý sinh học.
– Loại bỏ nitrat nhờ quá trình Denitrat bởi vi sinh vật thiếu khí .
– Loại bỏ BOD/COD, Amoni nhờ quá trình oxy hóa / nitrat hóa bởi vi sinh vật hiếu khí.
– Loại bỏ TSS nhờ quá trình lắng lamella.
3. Xử lý hoàn thiện.
– Loại bỏ các sinh vật gây bệnh (Colifom) nhờ quá trình khử trùng bằng Clo viên.
4. Xử lý bùn.
– Bùn thải sẽ được tích lũy tại bể chứa bùn, sau đó thu gom xử lý theo quy định .
Nước ra sau xử lý đạt chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT.