Sự phát triển của ngành công nghiệp cao su
Cao su có vai trò quan trọng đối với con người. Bởi chúng xuất hiện hầu hết trong mọi ngành nghề, sinh hoạt đời sống thường ngày. Việt Nam chúng ta cũng là một nước có nền công nghiệp cao su lớn trên thế giới, nước ta đã sản xuất và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới số lượng lớn. Cùng với sự phát triển nền công nghiệp lợi nhuận này là hệ quả kéo theo phía sau đó chính là nước thải cao su.
Ảnh minh họa
Đặc thù nước thải mủ cao su
- Chất hữu cơ, COD, BOD, độ màu cao ….
- Chất dinh dưỡng của ni-tơ (N), phốt-pho (P) rất cao
- Chất rắn lơ lửng
- Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh.
- Các chất hữu cơ, độ màu có trong nước thải (khoảng 55-65%) sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của động, thực vật thủy sinh.
- Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật sống trong môi trường thủy sinh.
- Các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống, đường ống và máng dẫn.
Phương án và thuyết minh hệ thống xử lý nước thải mủ cao su
Phương án xử lý
- Không gây ồn, không gây mùi hôi thối khó chịu cho khu vực xung quanh.
- Đạt tiêu chuẩn xả thải và tái sử dụng nước cho quá trình sản xuất
- Không ảnh hưởng tới mỹ quan và các hoạt động chung của nhà máy
- Quản lý, vận hành đơn giản, chi phí vận hành hợp lý.
Từ các đặc trưng trên và yêu cầu cần đạt được sau xử lý, công nghệ xử lý nước thải bao gồm các bước chính sau:
Bước 1: Sử dụng phương pháp cơ học loại bỏ chất có kích thước lớn lơ lửng trong nước và trung hòa
Bước 2: Sử dụng phương pháp hóa lý 2 bậc để xử lý các chất hữu cơ, COD, N, P, độ màu … của nước thải một cách tốt nhất
Bước 3: Sử dụng phương pháp phân hủy sinh học kỵ khí, thiếu khí kết hợp hiếu khí để loại bỏ các chất hữu cơ có mặt trong nước thải. Nhằm mục đích tiếp tục khử lượng Nito, Photpho và hàm lượng chất hữu cơ ô nhiễm có trong nước (COD; BOD)
– Bước 4: Sử dụng phương pháp khử trùng để tiêu diệt các vi sinh vật gây hại trong nước,
– Bước 5: Sử dụng phương pháp lọc áp lực kết hợp với hồ sinh học (nếu có diện tích xử lý) nhằm xử lý triệt để các chất rắn lơ lửng (TSS) và độ màu, sắt, và các chất hữu cơ còn sót lại trong nước thải
– Bước 6: Bùn thải sinh học và bùn thải hóa lý sẽ được bơm về các bể chứa bùn sinh học và hóa lý sau đó sẽ bơm về máy ép bùn (nếu có) để xử lý
Ảnh minh họa
Thuyết minh quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su:
– “Song chắn rác”: Từ các công đoạn sản xuất, nước thải chế biến cao su được thu gom vào hệ thống xử lý thu gom và dẫn về trạm xử lý. Đầu tiên nước thải đưa qua song chắn rác để loại bỏ sơ bộ rác và các tạp chất có kích thước lớn.
– “Bể tách mủ”: Tiếp đến nước thải sẽ được đẩy vào bể gạt mủ nhằm loai bỏ những hạt mủ có kích thước nhỏ. Nước thải sẽ bị xử lý nhờ quá trình trọng lực, các loại mủ sẽ nổi lên và được vớt thủ công ra ngoài. Do thời gian lưu nước trong bể tách mủ rất dài nên có khả năng điều hòa nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải (thay cho bể điều hòa).
– “Bể điều chỉnh pH”: Trong nước thải cao su pH thường thấp khoảng từ 4,2 – 5,2 do sử dụng axit trong quá trình làm đông mủ và pH được nâng lên bằng hóa chất NaOH, giá trị pH của nước thải được kiểm soát bằng thiết bị điều chỉnh tự động và sau đó nước thải được dẫn sang bể keo tụ tạo bông.
– “Bể keo tụ”: Nước thải được bơm lên bể keo tụ, tại bể keo tụ, phèn sẽ được bơm định lượng vào nhằm tạo phản ứng, xảy ra quá trình keo tụ, liên kết các hạt chất bẩn thành dạng huyền phù.
– “Bể tạo bông”: Tiếp theo nước thải được vào bể tạo bông, hóa chất polymer được dẫn bơm định lượng châm vào. Các bông cặn hình thành sẽ được liên kết với nhau thành khối lớn hơn.
– “Bể lắng 1”: Có nhiệm vụ lắng và tách các bông bùn ra khỏi nước thải nhờ trọng lực, các bông bùn sau quá trình keo tụ tạo bông sẽ kết dính lại tạo thành những bông bùn lớn, có khả năng lắng trọng lực.
– “Bể kỵ khí UASB”: Tiếp theo nước thải được đưa vào bể xử lý kỵ khí (bể UASB) để làm giảm thể tích cặn nhờ quá trình phân hủy các chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản, quá trình lên men axit, lên men bazo và quá trình metan hóa. Do đó làm nồng độ BOD ở nước thải giảm xuống giúp giảm sốc tải cho các công trình sinh học phía sau. Ở bể sinh khí methan được thu hồi bằng hệ thống thu khí.
– “Bể thiếu khí”: Làm giảm BOD, COD trong nước thải, nhờ hoạt động của vi sinh hiếu khí, quá trình phản nitrit, nitrat trong nước thải diễn ra, chuyển hóa các dạng nitrit (NO2-) và nitrat (NO3-) trong nước thải thành dạng nito phân tử (N2) thoát ra môi trường, làm giảm lượng Nito (N) trong nước thải.
– “Bể hiếu khí”: Tại bể này quá trình hiếu khí diễn ra mạnh mẽ nhờ vào việc sục khí liên tục để làm giảm hàm lượng COD tới mức cho phép, đồng thời giúp giảm mùi của nước thải đầu ra.
– “Bể lắng 2”: Có nhiệm vụ lắng và tách các bông bùn ra khỏi nước thải. Bùn này là bùn sinh học, được tuần hoàn về bể hiếu khí và thiếu khí, phần bùn dư thừa được đưa về bể chứa bùn, phần bùn dư được thu đi xử lý.
– “Bể khử trùng”: Nhờ hóa chất khử trùng được châm vào nhằm tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh như E.coli , coliform có trong nước thải nhằm đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường theo quy định.
Đây là một vài sơ đồ xử lý công nghệ cơ bản xử lý nước thải sản xuất mủ cao su
Quý khách hàng cần tư vấn Thiết kế, Thi công xin liên hệ để được tư vấn miễn phí
Bạn có thể tham khảo một số Công trình chúng tôi đã triển khai Click here
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.