1.Tầm quan trọng của hệ thống xử lý nước cấp?
Nước cấp là nguồn nước ngầm sau khi qua hệ thống xử lý của các nhà máy sẽ được cung cấp đến các khu dân cư qua hệ thống ống nước ngầm để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của người dân. Nước cấp dùng cho sinh hoạt có đặc điểm là nước có độ đục thấp do đã được thẩm thấu qua nhiều tầng địa chất. Nước ngầm chảy qua các tầng địa chất có chứa cát và đá Granite nên sẽ có một ít chất khoáng hòa tan, còn nếu nước ngầm thẩm thấu qua các tầng địa chất có đá vôi thì nước ngầm có độ cứng cao. Tuy không có ôxy hòa tan nhưng trong nước có thể có chứa các loại hóa chất như H2S, CO2,… Các loại vi sinh vật không tồn tại trong nước ngầm là do nước ngầm thường nằm sâu trong lòng đất và không chứa oxy nên vi sinh vật không thể sinh sống và phát triển được trong điều kiện thiếu dưỡng khí được.
Nước cấp có chứa nhiều loại chất khoáng có thể hòa tan như sắt, magiê, mangan, canxi,… các khoáng chất này nếu về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người cũng như hư hỏng đến các hệ thống chứa, vì thế cần phải xây dựng một hệ thống xử lý nước cấp để xử lý các thành phần này.
2. Công nghệ xử lý nước cấp
Xử lý nước cấp với nguồn nước đầu vào là nước sông
- Đầu tiên cần phải xác định được khu vực nước sông nào cần lấy làm nguồn nước đầu vào, phải phân tích các chỉ số chất lượng nước, cũng như các đặc điểm riêng của từng nguồn nước.
- Nguồn nước sông ở trên bề mặt nên thường có độ đục cao, nước bị nhiễm nhiều chất phù du lơ lửng hòa tan trong nước, ngoài ra còn có tỉ lệ chất rắn trong nước cũng khá cao, mức độ ô nhiễm của các nguồn nước trên bề mặt thường thay đỗi tùy theo mùa cũng như phụ thuộc vào khoáng hóa mà nguồn nước sông chảy qua.
- Khi lựa chọn nguồn nước đầu vào để đưa vào hệ thống xử lý nước cấp thường nên chọn các nguồn nước không hoặc ít bị nhiễm mặn vì xử lý nước thải có độ mặn cao thường tốn nhiều chi phí đầu tư.
- Lựa chọn các khu vực có nguồn nước ít bị ảnh hưởng nếu nguồn nước phía trên hạ lưu bị ô nhiễm. Điều kiện địa hình của dòng chảy của nguồn nước cũng là một tiêu chí cần phải lưu ý.
- Không lựa chọn các nguồn nước gần các hệ thống cống xả thải của các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp, khu dân cư, vì nguồn nước gần khu vực này thường bị nhiễm bẩn nặng.
3. Quy trình vận hành của trạm xử lý nước cấp
Tiền xử lý nước mặt
Đây là công đoạn đầu tiên và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xử lý nước. Mục đích chính là loại bỏ các loại tạp chất, chất thải có kích thước lớn ra khỏi nguồn nước. Điều này vừa có tác dụng làm sạch nước, vừa hạn chế nguy cơ tắc cặn trong các hệ thống xử lý nước tiếp theo. Giai đoạn tiền xử lý nước mặt bao gồm các bước sau:
- Song chắn rác, lưới chắn rác có tác dụng loại bỏ rác thải, bèo, rêu tảo có trong nước.
- Bể lắng: Về cơ bản, nước mặt là nguồn nước có độ đục cao do chứa nhiều đất cát, bùn và tạp chất lơ lửng.
Vì vậy, cần đưa nước vào bể và để lắng trong một thời gian nhất định nhằm khiến các tạp chất đó lắng xuống phía dưới. Phần bùn lắng phía dưới theo định kỳ sẽ được hút và ép thành các bánh bùn khô và mang đi tiêu hủy.
Xử lý bằng hóa chất
Xử lý bằng hóa chất trong giai đoạn này nhằm mục đích chính là loại bỏ rong rêu, tảo có nhiều trong nước mặt. Đồng thời, tiêu diệt các vi sinh vật, chất độc hại do nguồn nước bị ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt, nhà máy, khu công nghiệp…
Quy trình xử lý nước mặt bằng hóa chất giúp ngăn chặn một phần chất thải, cặn bẩn, không cho chúng đi vào hệ thống xử lý. Từ đó, góp phần bảo tồn các thiết bị có mặt trong hệ thống.
Sử dụng hóa chất trợ keo tụ tạo bông
Hóa chất trợ keo tụ và tạo bông có tác dụng kết dính các hạt cặn hoặc tạp chất lơ lửng có kích thước nhỏ ở trong nước thành những bông bùn lớn hơn. Nhờ đó, có thể lấy chúng ra khỏi nước một cách đơn giản và dễ dàng.
Đây là giai đoạn rất quan trọng trong sơ đồ xử lý nước cấp, nước mặt. Vì chúng có tác dụng rất lớn trong việc làm tăng độ trong và sạch của nguồn nước.
Quá trình lắng
Sau khi đã tiến hành keo tụ, các cặn có kích thước lớn sẽ được làm lắng tại bể thông qua những phương pháp hỗ trợ như sau:
- Lắng bông bùn bằng trọng lực
- Lắng bằng lực ly tâm trong bể
- Sử dụng lực đẩy nổi tác động vào bọt khí bám trên hạt cặn.
Quá trình lọc nước
Mục đích chính của quá trình này chính là giữ lại các hạt cặn có kích thước lớn, lơ lửng trong nước cùng hạt keo sắt, keo hữu cơ khiến nước bị đục và đổi màu.
Đối với những hạt có kích thước lớn, chúng sẽ rất dễ dàng bị chặn lại khi đi qua màng lọc. Kể cả những hạt có kích thước nhỏ hơn so với các khe hở của màng lọc thì vẫn dễ dàng bị ngăn cản do vật liệu lọc đã kết dính và hấp thụ chúng trên bề mặt.
Quá trình khử khuẩn
Đây là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình xử lý nước mặt. Bởi nó có tác dụng tiêu diệt tới 99.9% các loại virus, vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Hiện nay, có 3 phương pháp khử khuẩn chính được áp dụng trong sơ đồ công nghệ xử lý nước mặt bao gồm:
- Khử trùng bằng Clo
- Khử trùng bằng phương pháp sục ozone
- Khử trùng bằng việc sử dụng đèn chiếu UV.
Quy trình lọc xác vi khuẩn
Sau khi đã tiêu diệt được vi sinh vật gây hại trong nước, cần phải tiến hành lọc xác vi khuẩn đã chết để tránh tình trạng các vi sinh vật này phân hủy và gây mùi hôi cho nước.
Sau khi lọc xác xong, nguồn nước mặt đã trở nên trong lành và đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, có thể cung cấp nước sử dụng để sinh hoạt và phục vụ sản xuất như bình thường.
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT MINH HẬU
Địa chỉ: P801, toà nhà 4F, số 102 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Tp Hà Nội
Điện thoại: 024.22.363.333 – 0921 806 686
Website: https://pendin.vn
Email: info.pendin@gmail.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.