Tại sao lựa chọn Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học?
Để xử lý nước thải sinh hoạt thì có rất nhiều công nghệ xử lý hiện nay.
Với chỉ tiêu lựa chọn công nghệ xử lý phải đảm bảo đơn giản trong vận hành, chi phí đầu tư thấp và chi phí vận hành thấp.
Trong tất cả các loại nước thải, thì nước thải sinh hoạt là nguồn thải áp dụng công nghệ công sinh học phù hợp nhất và đảm bảo các tiêu chí.
Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thân thiện với môi trường, sử dụng các chủng vi sinh vật để phân hóa các chất thải.
Công nghệ sinh học cần một diện tích mặt bằng lớn hơn để xử lý, tùy vào nhu cầu ta có thể sử dụng các dạng Modul hợp khối để giảm diện tích hoặc có thể di chuyển khi cần.
Ngoài ra, có thể kết hợp các giai đoạn xử lý cùng các phương pháp khác để đảm bảo được tính hiệu quả nhất trong xử lý.
Cơ chế công nghệ xử lý bằng sinh học như thế nào?
Căn cứ vào độ biến động của các chỉ tiêu để đưa ra sơ đồ công nghệ xử lý phù hợp (đối với nước thải sinh hoạt thì các chỉ tiêu chính: Amoni, N, COB, BOD ,…)
Sử dụng các chủng vi sinh vật có chức năng khác nhau để điều tiết công năng đạt được hiểu quả.
Các chủng Vi sinh vật hiện nay thường sử dụng: Chủng VSV Hiếu khí, VSV Thiếu khí, VSV Kỵ khí để oxy hóa các chỉ tiêu.
Một vài sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản như sau
Nguyên lý sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt
Tách rác, cặn, mỡ: Tách loại bỏ bằng phương pháp cơ học những rác, cặn, mỡ gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý và gây tắc cho hệ thống dẫn.
Điều hòa: Bể chứa nước đầu vào có tác dụng điều hòa chất lượng nước đầu vào ở các thời điểm có chỉ tiêu khác nhau, lưu lượng khác nhau, để có được chỉ tiêu ổn định và lưu lượng ổn định cho các quá trình xử lý ở phía sau.
Ở giai đoạn Điều hòa, tùy vào các chỉ tiêu tính toán để lựa chọn cung cấp Oxy hoặc không.
Thiếu khí – Anoxic: Xử lý N và một phần BOD trong giai đoạn đầu bằng các chủng VSV thiếu khí (lượng oxy ở giai đoạn này trong khoảng 0,5-1 ppm)
Giai đoạn được hồi lưu ngoại tuần hoàn để tăng khả năng xử lý vòng tròn.
Hiếu khí – Aerotank: Giai đoạn trái tim của công nghệ sinh học để xử lý mạnh các chỉ tiêu BOD, nitrat hóa, …
Giai đoạn này sử dụng các chủng VSV hiếu khí (lượng oxy giai đoạn này trong khoảng 3-4 ppm), các chủng VSV này sẽ oxy hóa tạo ra sinh khối và các loại khí khác.
Tùy vào chỉ tiêu nguồn nước thải đầu vào để tính toán có cần cung cấp thêm thức ăn cho VSV hay không?
Yêu tố làm tổ để VSV bám vào sinh sống và không bị trôi đi, thường hay sử dụng thêm MBBR để tăng diện tích bề mặt bám.
Ngoài ra sử dụng hồi lưu nội tuần hoàn để cung cấp lại thức ăn cho VSV và tăng khả năng xử lý.
Lắng, lọc: Giai đoạn để thu hồi bùn trong quá trình xử lý nước, lấy nước trong đã đảm bảo.
Giai đoạn này có nhiều phương án lựa chọn, có thể sử dụng màng MBR để tăng chất lượng lọc nước đầu ra.
Giai đoạn lắng thì tùy vào nhu cầu, diện tích để lựa chọn phương thức phù hợp hiệu quả như: Lắng ngang, Lắng ly tâm, Lắng lamella, ….
Giai đoạn này được bơm hồi lưu lại ngoại tuần hoàn, nội tuần hoàn với lưu lượng được tính toán cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả cao nhất
Lượng bùn sinh ra ở giai đoạn này một phần được hồi lưu, một phần được bơm chuyển về bể chứa bùn để nén lại.
Nước trong sau xử lý được lấy từ giai đoạn Lắng sẽ được chuyển sang bể chứa để khử trùng trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
Hóa chất khử trùng thường hay sử dụng là Clo, Javen, Ozon, UV.
Quý khách hàng cần tư vấn Thiết kế, Thi công xin liên hệ để được tư vấn miễn phí
Bạn có thể tham khảo một số Công trình chúng tôi đã triển khai Click here
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.