Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện mùi của hệ thống xử lý nước thải
Trong quá trình xử lý bùn, các hợp chất có mùi khác nhau có thể được hình thành do sự phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật, phụ thuộc nhiều vào loại nước thải được xử lý (công nghiệp hay thương mại), hoặc hệ thống xử lý nước thải. Trong đó, những chất thường gặp hơn cả là Methanethiol (CH4S), Skatoles (C9H9N), axit vô cơ, andehit, xeton, hợp chất hữu cơ bay hơi VOCs và các hợp chất hữu cơ có chứa nguyên tử nitơ hoặc lưu huỳnh. Các hợp chất này có thể bắt nguồn từ sự phân hủy kỵ khí của các hợp chất có trọng lượng phân tử lớn, đặc biệt là protein. Đây được coi là một trong những nguyên nhân gây ra mùi hôi ở đầu ra của đường cống và trong các nhà máy xử lý nước thải nói chung.
Trong số các hợp chất vô cơ, amoniac và hydro sunfua (H2S) được coi là nguyên nhân chính gây ra mùi hôi của nước thải sinh hoạt. H2S có mùi trứng thối, bất kỳ sự bay hơi hoặc rò rỉ nào trong quá trình này có thể dẫn đến các tình trạng rất khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến bầu không khí xung quanh.
Bên cạnh đó, nếu hệ thống không có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các cụm bể xử lý, các thiết bị máy móc thì đó cũng chính là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát sinh mùi hôi.
Hậu quả ảnh hưởng từ mùi hôi của nước thải
Việc phát sinh mùi hôi có thể kể đến như chúng sẽ tác động đến quá trình sản xuất của nhà máy. Mùi hôi ảnh hưởng đến sức khỏe của người vận hành hệ thống xử lý nước thải, thậm chí là những công nhân ở nhà máy và khu vực dân cư sinh sống xung quanh.
Đặc biệt trong tình huống các chủ đầu tư, các đơn vị khác đến nhà máy để tham quan, mùi hôi của có thể gây mất thiện cảm đối với họ. Và ảnh hưởng quan trọng nhất, mùi hôi có thể là một tín hiệu, là một hồi chuông cảnh báo rằng hệ thống xử lý nước thải của bạn đang gặp phải trục trặc trong một khâu, một giai đoạn nào đó.
Các phương pháp xử lý mùi tại các trạm xử lý nước thải
Trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt sử dụng công nghệ vi sinh bùn hoạt tính có phát sinh các khí thải như NH3, H2S… từ các quá trình hoạt động và sinh trưởng của vi sinh vật. Việc phát sinh các khí này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực môi trường xung quanh trạm xử lý đặc biệt là các trạm xử lý nước thải của tòa nhà, chung cư…
Có rất nhiều phương pháp xử lý mùi cho các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay như:
1. Sử dụng tháp hấp phụ bằng than hoạt tính.
Về bản chất phương pháp này dựa theo quá trình hấp phụ của vật liệu than hoạt tính với các chất khí phát sinh mùi như NH3 và H2S.
Ưu điểm:
– Đơn giản trong thiết kế và thi công
– Hiệu quả xử lý giai đoạn đầu có thể đạt 99%
– Đơn giản trong vận hành
Nhược điểm:
– Vật liệu than hoạt tính dễ bị bão hòa tức là độ hấp phụ sẽ giảm dần theo thời gian.
– Việc hoàn nguyên vật liệu than hoạt tính không hề đơn giản.
– Việc tháo lắp thay thế vật liệu lọc rất khó khăn.
2. Hấp thụ khí bằng chất lỏng
Là các quá trình chuyển cấu tử khí từ pha khí vào trong pha lỏng thông qua quá trình hòa tan chất khí trong chất lỏng khi chúng tiếp xúc với nhau. Hấp thụ chi ra làm hai dạng chính: hấp thu vật lý không tương tác hóa học là quá trình thuận nghịch và hấp thụ hoá học- giữa chúng có phản ứng hóa học sinh ra chất khác (absorption). Các chất hấp thụ phổ biết thường dùng gồm: Nước (H2O), dung dịch bazơ: KOH, NaOH, Na2CO3, K2CO3, Ca(OH)2, CaCO3,… MonoEtanolAmin (OHCH2CH2NH2), Dietanolamin (R2NH), trietanolamin (R3N)
Nhược điểm quá phương pháp hấp thụ là sẽ sinh ra các chất ô nhiễm trong nước thải --> phải thu gom để xử lý riêng, và tốn chi phí hóa chất để xử lý.
3. Xử lý mùi bằng quá trình thiêu đốt hoặc còn gọi là đốt cháy sau (after-burning) có thể dùng ngọn lửa đốt cháy trực tiếp hoặc sử dụng thêm xúc tác. Phương pháp này thường được ứng dụng trong trường hợp lượng khí thải lớn mà nồng độ chất ô nhiễm rất nhổ, đặc biệt là những những hợp chất hưu cơ có mùi rất khó chịu.
Các quá trình thường thích hợp cho ứng dụng thiêu đốt được đánh giá như: Các chất ô nhiễm mùi nặng đều cháy được hoặc thay đổi hóa học thành chất có mùi ít hơn.
Nhược điểm của phương pháp này là phức tạp trong quá trình vận hành và thiết kế, không được ứng dụng nhiều trong các hệ thống nước thải.
4, Sử dụng phương pháp xử lý mùi cho hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ sinh học Biofilter
Quá trình xử lý mùi bằng phương pháp sinh học ứng dụng khả năng của vi sinh vật để oxy hóa sinh hóa các chất vô cơ và hữu cơ gây mùi trong khí thải. Các sản phẩm của quá trình oxy hóa sinh hóa này là các chất vô cơ đơn giản không/ ít ô nhiễm, cụ thể CO2, H2O, các muối.
Ưu điểm:
– Sử dụng các thành phần thân thiện với môi trường: sử dụng vi sinh vật, sơ dừa…
– Tiết kiệm chi phí vận hành hơn các công nghệ khác: không phải thay vật liệu lọc (than hoạt tính), không phải bổ sung thường xuyên hóa chất hấp thụ, không sinh ra nước thải chứa các thành phần ô nhiễm cần phải xử lý.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.