Xử lý nước thải sinh hoạt: Khái niệm, phương pháp, quy trình chi tiết nhất

Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước do chất thải sinh hoạt hàng ngày làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của con người. Vì vậy, xử lý nước thải sinh hoạt là việc làm cần thiết, cấp bách hiện nay. 

1. Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là loại nước được thải ra từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân ở các khu vực: đô thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, nhà hàng, cơ quan, cộng đồng dân cư…

Hiện nay tại các thành phố lớn, vấn đề nước thải sinh hoạt lượng lớn gây ô nhiễm đang ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân là do trong nước thải sinh hoạt chứa nồng độ cao BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho, mầm bệnh được lây truyền bởi các loại virus, vi khuẩn có trong phân…. Và khi cách xử lý nước thải sinh hoạt không đúng tạo điều kiện để vi khuẩn, virus, mầm bệnh ngày một phát triển, tấn công sức khỏe con người. 

Đặc điểm của nước thải sinh hoạt:

Để có giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp nhất, các nhà nghiên cứu chia nước thải này làm hai loại chính: 

– Nước thải do các chất thải có trong sinh hoạt.

– Nước thải do bài tiết của con người và vật nuôi. 

Nước thải sinh hoạt là loại nước chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, bao gồm: 40 – 50% protein, 40 – 50% hydratcacbon, 5-10% chất béo. Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150 – 450mg/l. Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt chứa vô cơ, vi khuẩn, virus nguy cơ gây bệnh cao.

2. Phân loại nước thải sinh hoạt

Việc phân loại nước thải sinh hoạt là cần thiết để có thể tìm ra các cách xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp. Trong bài viết này, chúng tôi phân loại nước thải dựa trên tính chất và nguồn phát thải: 

2.1. Nước thải ra từ khu vệ sinh

Nước thải từ khu vệ sinh bao gồm nhà vệ sinh, phòng tắm công cộng, những nơi vệ sinh đông người… là loại nước thải có nồng độ chất ô nhiễm cao nhất. Thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ như: nước tiểu, phân, các virus gây bệnh và cặn lơ lửng. 

Trong đó, thành phần gây ô nhiễm chính là COD, BOD5, Nitơ và Phốt Pho. Khi hàm lượng phốt pho và Nitơ không được loại bỏ làm nguồn tiếp nước thải bị phú dưỡng.

2.2. Nước thải từ khu nhà bếp

Đặc điểm của loại nước thải này là hàm lượng dầu mỡ cao, vụn thực phẩm, rác thải hữu cơ nhiều. Loại nước thải này gây ảnh hưởng đến quá trình thoát nước, dễ tắc nghẽn ống thoát nước. Vì vậy, loại nước thải này thường đi qua bể xử lý nước thải sinh hoạt tác mỡ trước khi đưa vào xử lý. 

2.3. Nước thải từ khu tắm giặt

Nước thải loại này ít ô nhiễm hơn hai loại trước bởi thành phần chất ô nhiễm không đáng kể. Do đó, loại nước thải này thường đưa thẳng vào bồn xử lý nước thải sinh hoạt mà không cần qua bước trung gian nào. 

3. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt

3.1. Phương pháp xử lý nước thải sinh học

Phương pháp xử lý sinh học còn được gọi là vi sinh sử dụng tính chất hòa tan và không hòa tan của các hợp chất hữu cơ có trong nước. Cơ chế của phương pháp này là vi sinh vật sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Sản phẩm của các quá trình phân hủy này là khí CO2, H2O, N2, ion sulfite.

Mục đích của phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt bằng vi sinh là khử các chất hữu cơ COD, BOD,…với nồng độ cao ở trong nước về nồng độ cho phép, ở mức không gây hại tới môi trường.

3.2. Phương pháp xử lý nước thải cơ học

Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt tách bỏ các chất rắn có kích thước khác nhau tồn tại trong nước.

  1. Dùng song chắn hoặc màn lưới để tách bỏ rác thải, các vật cản đi theo dòng nước
  2. Bể lắng: các chất lơ lửng được loại bỏ hoàn toàn
  3. Bể tách dầu: tách chiết các chất rắn có khối lượng nhỏ hơn nước như dầu mỡ

3.3. Phương pháp xử lý hóa lý

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hóa lý là thông qua các quá trình của vật lý và hóa học (keo tụ, tạo bông) dùng để xử lý nước thải mà không có sự xuất hiện của bể lắng.

Các hợp chất lơ lửng trong nước có kích thước vô cùng nhỏ nên khả năng lắng đọng không được cao mà sử dụng hệ thống lắng đọng lại tốn khá nhiều thời gian. Vậy làm cách nào để rút ngắn quá trình này nhưng mang đến hiệu quả cao? Bạn có thể sử dụng một số hợp chất như phèn nhôm, phèn chua,… vì chúng có khả năng kết tụ các chất rắn thành một khối có trọng lượng lớn hơn; chính vì vậy, chúng dễ dàng lắng xuống đáy bể.

3.4. Phương pháp xử lý hóa học

Đây là phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt không thể thiếu như cân bằng độ pH của nước, khử trùng nước bằng hóa chất.

4. Module hợp khối XLNT có gì đặc biệt

Trong các phương pháp xử lý nước thải trên thị trường, module hợp khối xử lý nước thải sinh hoạt của PENDIN là một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hoàn chỉnh được đánh giá cao về công nghệ, giá thành.

Module hợp khối xử lý nước thải là một hệ thống xử lý nước thải được thiết kế nhỏ gọn, để xử lý nước thải sinh hoạt, tiện lợi cho việc vận chuyển, thi công đơn giản, độ bền cao, dễ dàng vận hành.

Module hợp khối  XLNT có gì đặc biệt?

–         Toàn bộ module hợp khối xử lý nước thải không cần xây dựng được làm từ chất liệu composite – bồn xử lý nước thải composite cho độ bền cao, độ chịu lực lớn, giá thành rẻ kết hợp lắp đặt thiết bị tích hợp bên trong là giải pháp đơn giản về mặt thi công lắp đặt.

–         Module xử lý nước thải sinh hoạt hợp khối sẽ được vận chuyển tận nơi bằng container: nhanh chóng,  tiện lợi cho người dùng.

Cấu tạo của module hợp khối XLNT như thế nào?

–         Một mô hình xử lý nước thải hợp khối tiêu chuẩn bao gồm 6 ngăn chính như sau:

+ Ngăn chứa bùn

+ Ngăn điều hòa

+ Ngăn thiếu khí

+ Ngăn hiếu khí

+ Ngăn lắng lamella

+ Ngăn khử trùng

–         Các thiết bị chính trong module:

+ Bơm nước thải đầu vào

+ Giá thể vi sinh

+ Bơm tuần hoàn

+ Tấm lắng lamella

+ Hóa chất khử trùng

+ Máy khuấy

+ Hệ thống thổi khí chìm

+ Tủ điện điều khiển,

Mô hình xử lý nước thải sinh hoạt hợp khối giúp: 

 

  • Xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình
  • Xử lý nước thải khu dân cư
  • Xử lý nước thải sinh hoạt đô thị
  • Xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn
  • Xử lý nước thải sinh hoạt đạt loại a
  • Xử lý nước thải sinh hoạt công ty
  • Xử lý nước thải sinh hoạt khu resort
  • Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại tại nhà
  • ….

 

5. Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt module hợp khối

Quy trình hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tiên tiến là cách bảo vệ nguồn nước và sức khỏe người dân tốt nhất. Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt module hợp khối này bao gồm các bước chính: 

  • Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

 

5.1. Xử lý sơ bộ

Là bước đầu tiên trong dây chuyền – mô hình xử lý rác thải sinh hoạt. Giúp:

  1. Điều hòa lưu lượng.
  2. Loại bỏ các chất rắn có kích lớn ( ≥2mm)

5.2. Xử lý sinh học

  1. Loại bỏ nitrat nhờ quá trình Denitrat bởi vi sinh vật thiếu khí .
  2. Loại bỏ BOD/COD, xử lý amoni, phospho trong nước thải sinh hoạt nhờ quá trình oxy hóa / nitrat hóa bởi vi sinh vật hiếu khí .
  3. Loại bỏ TSS nhờ quá trình lắng lamella.

5.3. Xử lý hoàn thiện

  • Loại bỏ các sinh vật gây bệnh (Colifom) nhờ quá trình khử trùng  bằng Clo viên.

5.4. Xử lý bùn

Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt sẽ được tích lũy tại bể chứa bùn, sau đó thu gom xử lý theo quy định .

Lựa chọn Pendin với thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tiên tiến hàng đầu thị trường, giúp đơn vị bạn thoát khỏi vấn đề môi trường nhanh chóng. Đồng thời báo giá hợp lý, chi phí xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt, công nghiệp phù hợp. Liên hệ ngay 0921.806.686 để gặp nhân viên tư vấn tốt nhất!