
Nước thải tẩy rửa là gì?
Nước thải tẩy rửa phát sinh từ những hoạt động giặt giũ, lau dọn, rửa vật dụng thường ngày của người dân. Trong các hoạt động công nghiệp thường sử dụng chất tẩy rửa các máy móc, các ngành chế biến thực phẩm sạch,…
Xử lý nước thải chất tẩy rửa cần tiến hành triệt để để giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường. Nước thải chất tẩy rửa thường chứa nhiều chất độc hại đến môi trường, khó phân hủy, tồn tại rất lâu trong môi trường là tác nhân gây hại đến môi trường và sức khỏe của con người. Vì vậy việc xử lý nước thải tẩy rửa đóng vai trò quan trọng và cần thiết.
Ảnh minh họa
Quy trình xử lý nước thải chất tẩy rửa
Tùy thuộc vào từng sản phẩm, hóa chất sử dụng mà quy trình xử lý nước thải chất tẩy rửa sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên về cơ bản quy trình xử lý nước thải chất tẩy rửa sẽ gồm 6 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Thu gom và xử lý rác thải
Nước thải chứa hóa chất tẩy rửa được thu gom vào hệ thống xử lý tập trung. Thông thường nước thải chất tẩy rửa mang tính axit nên cần phải tiến hành châm thêm NAOH để ổn định nồng độ pH. Các loại rác thô sẽ được lọc qua song chắn rác để nhằm mục đích tránh tắc nghẽn. tăng hiệu quả xử lý nước thải ở các công trình phía sau.
Giai đoạn 2: Bể điều hòa
Nước thải được đưa vào bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Sau đó máy thổi khí sẽ hoạt động để tránh xảy ra hiện tượng lắng cặn, yếm khí, phát sinh mùi hôi.
Giai đoạn 3: Keo tụ – tạo bông
Nước thải được đưa vào bể keo tụ- tạo bông. Hóa chất keo tụ được bơm định lượng và bể. Mục đích keo tụ để các chất bẩn liên kết với nhau dưới dạng huyền phù. Bể tạo bông tiếp nhận nước thải với hóa chất keo tụ polymer để hình thành các bông cặn có kích thước lớn. Tăng hiệu quả xử lý
Giai đoạn 4: Bể lắng
Bể lắng nhận nước thải từ bể keo tụ – tạo bông. Những bông cặn có kích thước lớn nên hiệu quả lắng và tách bỏ bông bùn khá dễ dàng. Bông bùn được tách sẽ về bể chứa bùn, nước thải sẽ di chuyển đến bể sinh học hiếu khí.
Giai đoạn 5: Bể sinh học hiếu khí
Tại đây những chất hữu cơ còn sót lại sẽ được xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí. Vi sinh vật sẽ tiếp nhận Oxy để sinh trưởng, phát triển và phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. VSV hình thành nên những bùn hoạt tính dưới dạng quần thể bông bùn dễ lắng.
Giai đoạn 6: Bể lắng sinh học
Bể lắng sinh học tiến hành tách bùn hoạt tính, di chuyển đến khu vực trung tâm. Phần bùn sau lắng tuần hoàn ngược lại về bể hiếu khí để duy trì mật độ sinh khối, 1 phần về bể chứa bùn.
Giai đoạn 7: Bể khử trùng
Để tránh các tác động từ vi khuẩn có hại như E,Coli, Coliform, nước thải sẽ đi qua khâu khử trùng. Sau đó mới xả thải ra khu xả thải tập trung.
Ảnh minh họa