Xi mạ và nước thải

Gia công kim loại là một ngành công nghiệp với lượng nước thải xi mạ lớn. nồng độ hữu cơ thấp hầu như không có nhưng hàm lượng kim loại nặng lại rất cao, nếu qua thời gian tích tụ không được xử lý nó sẽ làm thay đổi môi trường cụ thể là môi trường nước theo hướng xấu như gây bệnh cho cá, sinh vật phù du, thoái hóa đất đai, con người bị các bệnh ngoài da cũng như ung thư,…  đòi hỏi con người phải có nhận thức đúng đắn và đầu tư thích đáng cho vấn đề xử lý chất thải, nhất là xử lý nước thải.  Tính chất nước thải xi mạ phụ thuộc vào loại hình sản xuất, dây chuyền công nghệ, thành phần nguyên liệu, chất lượng sản phẩm…

Xi mạ hiện nay thì người ta chủ yếu sử dụng các phương pháp: mạ điện, mạ nhúng nóng, mạ hóa học. Và tùy theo mục đích khác nhau mà người ta sẽ có phương pháp mạ hợp lý theo nhu cầu sử dụng như: mạ trang trí, mạ bảo vệ, vừa bảo vệ vừa trang trí, mạ kĩ thuật.Nước thải của quá trình xi mạ chứa nồng độ chất ô nhiễm cao (Cr6+, Ni2+, CN),  kiềm, axit và dung dịch. Với  thành phần đa dạng về nồng độ và pH biến đổi rộng từ axit (pH= 2 – 3) đến rất kiềm (pH= 10 – 11). Đặc trưng chung của nước thải xi mạ là chứa hàm lượng cao các muối vô cơ và kim loại nặng. Các chất hữu cơ ít có trong nước thải xi mạ, thành phần chủ yếu là chất tạo bông, chất hoạt động bề mặt,… nên BOD, COD thường thấp và không thuộc đối tượng xử lý. Đối tượng xử lý nước thải xi mạ chính là các ion vô cơ mà đặc biệt là các muối kim loại nặng như Cr, Zn, Ni, Cu, Fe,…

Nguồn gốc nước thải phát sinh ở 1 số công đoạn:

  • Công đoạn tẩy dầu mỡ, bề mặt.
  • Công đoạn tẩy gỉ, rửa nước mạ kẽm.

Công ty chúng tôi xin đưa ra quy trình xử lý nước thải của xi mạ:

 

Hãy Liên hệ với Chúng tôi qua Hotline 0921 806 686 để được tư vấn công nghệ phù hợp nhất với Quý khách hàng.