Phân loại bể hiếu khí trong xử lý nước thải

         Trong các hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ sinh học bể hiếu khí, dựa theo các tiêu chí khác nhau mà bể hiểu khí được phân loại theo cách khác nhau

Phân loại theo nguyên lý làm việc:

  • Bể hiếu khí thông thường: Áp dụng cho xử lý sinh hóa với hệ thống xử lý nước thải có công suất lớn.
  • Bể hiếu khí sức chưa cao: Áp dụng để xử lý nước thải có nồng độ nhiễm bẩn cao BOD > 500 mg/l. Tải trọng trên bùn vào khoảng 400 -1000 mg/g bùn khô không tro trong ngày.
  • Bể hiếu khí oxy hóa hoàn toàn.

Phân loại theo sơ đồ công nghệ: Bể hiếu khí một bậc và bể hiếu khí nhiều bậc.

Phân theo cấu trúc dòng chảy:

căn cứ vào phương pháp đưa nước  và bùn hoạt tính vào và ra khỏi bể; bể hiếu khí – đẩy; bể hiếu khí – trộn và bể hiếu khí kết hợp.

Phân biệt theo phương pháp làm thoáng:

Bể hiếu khí làm thoáng bằng máy bơm khí nén; hiếu khí làm thoáng bằng máy khuấy cơ học; bể hiếu khí kết hợp. Ngoài ra, còn có bể hiếu khí làm thoáng áp lực thấp, tức là không dùng bơm khí nén mà sử dụng quạt gió

Khi thiết kế bể hiếu khí, thông thường chọn kiểu bể có chế độ dòng chảy:

  • Làm việc theo mẻ;
  • Làm việc liên tục;

Hiệu quả làm sạch của bể hiếu khí phụ thuộc vào đặc tính thủy lực của bể hay còn gọi là hệ số sử dụng thể tích của bể.

       Đối với bể hiếu khí làm việc theo mẻ tức là làm việc không liên tục, người ta cho nước thải vào đầy bể với thời gian t1 sau đó ngưng cấp và khuấy trộn trong thời gian t2 sau đó ngừng khuấy trộn để lắng yên trong tời gian t3 rồi tháo nước với thời gian t4 . Trong thời gian t2 , nếu cường độ khuấy trộn đủ lớn, dung tích bể được sử dụng hoàn toàn. Đối với giai đoạn lắng t3 ; vì nồng độ bùn được phân bố đều trong toàn bộ thể tích khi khuấy trộn và lắng, lực trọng trường và lực cản tác dụng lên hạt cặn ở mọi điểm trong bể,nên hệ số sử dụng thể tích là 100%.

Đối với bể hiếu khí làm việc liên tục thì được khuấy trộn bằng thiết bị làm thoáng bề mặt hay dàn ống xương cá, rãnh thấm,…

Tham khảo cách tính toán bể hiếu khí.

Tính toán bể hiếu khí trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

                                                                                                                                                                       (Nguồn st)