Hiện tượng phú dưỡng và nước nở hoa

Phú dưỡng là hiện tượng thường gặp trong các hồ đô thị, các sông và kênh dẫn nước thải. Biểu hiện phú dưỡng của các hồ đô thị là nồng độ chất dinh dưỡng N, P cao, tỷ lệ P/N cao do sự tích luỹ tương đối P so với N, sự yếm khí và môi trường khử của lớp nước đáy thuỷ vực, sự phát triển mạnh mẽ của tảo và nở hoa tảo, sự kém đa dạng của các sinh vật nước, đặc biệt là cá, nước có màu xanh đen hoặc đen, có mùi khai thối do thoát khí H2S v.v… Nguyên nhân gây phú dưỡng là sự thâm nhập một lượng lớn N, P từ nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, sự đóng kín và thiếu đầu ra của môi trường hồ. Sự phú dưỡng nước hồ đô thị và các sông kênh dẫn nước thải gần các thành phố lớn đã trở thành hiện tượng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. ngành chế biến thịt hộp hàm lượng N, P cao gấp 2,3 lần so với ngành chế biến sữa. Một nguyên nhân khác dẫn đến phú dưỡng là từ các dòng chảy tràn trên bề mặt cũng có khả năng mang về hồ lượng phân bón lớn trên mặt đất. Dần dần hồ tích tụ nhiều chất hữu cơ và bùn đẩy nhanh sự phát triển của các vi sinh vật dưới nước làm cho hồ trở nên giàu chất dinh dưỡng. Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng là một trong những tác nhân rất quan trọng gây nên hiện tượng phú dưỡng. Phân bón hóa học sử dụng ngày càng nhiều, nhất là phân đạm (chứa N), phân lân (chứa P). Lượng phân bón sử dụng ở Việt Nam trung bình 73,5kg/ha (trung bình của thế giới là 95,4 kg/ha)

 Hiện tượng phú dưỡng hồ đô thị và kênh thoát nước thải tác động tiêu cực tới hoạt động văn hoá của dân cư đô thị, làm biến đổi hệ sinh thái nước hồ, tăng thêm mức độ ô nhiễm không khí của đô thị. 
 Nước nở hoa hay tảo nở hoa là hiện tượng quá nhiều tảo sinh sản với số lượng nhanh trong nước làm nước bị đục màu xanh(như giấm màu trắng) và làm nước bị ô nhiễm do không có sự cân bằng môi trường. Đây là hiện tượng dễ tìm nhưng phải nhanh chóng loại bỏ nếu không sẽ làm ô nhiễm nguồn nước.
Nước nở hoa có thể gặp trong môi trường nước ngọt hoặc nước mặn, đặc biệt chỉ liên quan đến một vài loài thực vật phiêu sinh, và một số trường hợp nở hoa có thể được nhận biết thông qua sự đổi màu của nước do mật độ các tế bào tạo màu tăng cao. Mặc dù chưa có một giá trị ngưỡng để đánh giá vấn đề này, tuy nhiên tảo có thể được xem là tác nhân gây ra hiện tượng này với nồng độ hàng trăm đến hàng ngàn tế bào trên một ml, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Mức độ tập trung này có thể đạt đến vài triệu tế bào trên 1 ml. Nước nở hoa thường có màu lục, nhưng cũng có thể có các màu khác như nâu vàng hoặc đỏ tùy thuộc vào loại tảo. Mầm mống của tảo sẵn có trong môi trường nên có thể “nở hoa” bất cứ ở đâu khi gặp điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như nhiệt độ tăng, việc trao đổi nước kém, hoặc điều kiện dinh dưỡng trong môi trường tăng, hay ô nhiễm môi trường biển…
=> Như vậy, phú dưỡng là nguyên nhân dẫn đến nhiều hậu quả, trong đó có hiện tượng nước nở hoa.
 Tại khu vực Hà Nội, phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3/ngày) và lượng nước thải công nghiệp (khoảng 260.000 m3/ngày, khoảng 10% được xử lý) được đổ thẳng vào các sông, ao, hồ. Ngoài ra, việc sử dụng bột giặt, các chất tẩy rửa chứa P được đưa trực tiếp vào ao hồ cũng đang rất đáng báo động. Hàng năm, chỉ tính riêng 2 thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã tiêu thụ trên 32.000 tấn bột giặt/năm và 17.141 tấn chất tẩy rửa/năm. Bên cạnh đó, nguồn thải từ các khu công nghiệp, các nhà máy cũng góp phần không nhỏ vào quá trình phú dưỡng ao hồ. 

(Nguồn st)