Thuật ngữ trong xử lý nước thải

  • Quá trình hiếu khí (Oxic process) là quá trình xử lý sinh học xảy ra trong điều kiện có đủ oxy.
  • Quá trình yếm khí (Anacrobic Process): là quá trình xử lý xảy ra trong điều kiện kỵ khí tức là không có oxy
  • Quá trình thiếu khí (Anoxic process): là quá trình xử lý sinh học để chuyển hóa amoni thành khí nito trong điều kiện không cấp thêm oxy từ ngoài vào.
  • Quá trình tự phát (Facultative process): là quá trình xử lý sinh học trong đó quần thể vi sinh vật có thể hoạt động trong điều kiện có oxy và không có oxy.
  • Quá trình tăng trưởng vi sinh dính bám (Attached growth process): là quá trình xử lý sinh học trong đó quần thể vi sinh vật hoạt động để chuyển hóa các chất hữu cơ và các thành phần khác trong nước thải thành khí và vỏ tế bào được dính bám vào một vài giá thể dạng tấm hoặc hạt có tính trơ như: hạt nhựa, sỏi, xỉ, sành,… và được gọi là màng vi sinh vật.
  • Khử các chất dinh dưỡng (Nutrient removal): chỉ các quá trình xử lý sinh học để khử nito và photpho ra khỏi nước thải.
  • Khử Nitrat (Denitrification): đây là quá trình chuyển hóa Nitrat thành khí nito và các khí khác.
  • Nitrat hóa (Nitrification): đây là hai quá trình bao gồm chuyển hóa amoni NH4 thành NO2 sau đó thành NO3.
  • Hồ sinh học (Lagoon process): là thuật ngữ chung để chỉ quá trình xử lý xảy ra trong các ao, hồ có chiều sâu và cường độ xử lý khác nhau.
  • Chất nền (Sub strate): là các hợp chất hữu cơ hay các chất dinh dưỡng sẽ được chuyển hóa trong quá trình xử lý sinh học.
  • Bùn hoạt tính (Activated Sludge): là tập hợp những vi sinh vật tự hình thành khi cung cấp không khí vào nước thải. Đây là những vi sinh vật có khả năng hấp thu và oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải khi có mặt oxy.
  • Bể hiếu khí (Aerotank): Là bể chứa hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính, không khí được cấp liên tục vào bể để trộn đều và giữ cho bùn ở tình trạng lơ lửng trong nước thải.
  • Ổn định cặn (Stabiliztion of sludge): là quá trình sinh học để chuyển hóa các chất hữu cơ có trong cặn ở bể lắng đợt 1, bể lắng đợt 2 thành khí và xác tế bào. Để ổn định cặn có thể áp dụng các quá trình hiếu khí và yếm khí.
  • Quá trình tăng trưởng lơ lửng (Suspended- growth process): vi sinh vật phát triển và tăng trưởng trong các bông cặn bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng trong nước ở các bể xử lý sinh học.
  • Bể có dòng chảy khuấy trộn hoàn chỉnh (Complete-mix process): dòng chảy vào bể được trộn đều ngay tức khắc với khối lượng nước có sẵn trong bể để phân phối nồng độ đều khắp trong mọi điểm của bể.
  • Bể có dòng chảy đều (Plug- flow process): các phần tử trong dòng chảy vào bể chuyển động với vận tốc đều nhau dọc chiều dài bể từ đầu vào đến đầu ra sao cho thời gian lưu lại của từng phân tử là đều nhau và bằng thời gian lý thuyết: t= V/Q
  • BOD (Bio-chemical oxygen demand) là lượng oxy cần thiết cho vi khuẩn sống và hoạt động oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. Đây là chỉ tiêu quan trọng để chỉ mức độ ô nhiễm của nước thải bằng các chất hữu cơ. Trong quá trình xử lý nước thải, vi sinh tiêu thụ oxy hòa tan để đồng hóa các chất dinh dưỡng và chất nền BOD:N:P theo tỷ lệ 100:5:1 .
  • COD (Chemical oxygen demand) là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ và một phần nhỏ các chất vô cơ dễ bị oxy hóa có trong nước thải. Đối với nước thải công nghiệp, đoi khi chỉ số BOD không phản ánh hết khả năng oxy hóa các chất hữu cơ và vô cơ bị oxy hóa. Tỷ số COD: BOD càng nhỏ thì xử lý sinh học càng dễ.
  • DO (Dissolved oxygen): là lượng oxy hòa tan có trong nước thải.
  • MLVSS (Mixed Liquor Volatile Suspended Solid): Tổng sinh khối và chất rắn hòa tan trong bể hiếu khí.
  • MLSS (Mixed liquoz suspended solids): là chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng
  • TSS (Total Suspended Solid): Tổng chất rắn lơ lửng.
  • TVS (Total Volatile Solid): Tổng chất rắn dễ bay hơi.
  • SS (Suspended Solid): chất rắn lơ lửng
  • TDS (Total Dissolved Solid): Tổng chất rắn hòa tan hòa toàn
  • F/M = Food/Mass là tỷ lệ tổng lượng chất thải (tính theo BOD) vào bể sục khí /tổng MLSS có trong bể trong 1 ngày (kg/kg/d).
  • SVI (Sludge volume index): chỉ số thể tích bùn nhằm đánh giá khả năng lắng của bùn hoạt tính trong bể lắng và phản ánh đặc tính, chất lượng của bùn. 

Bùn có chỉ số thể tích càng nhỏ lắng càng nhanh và càng đặc. Chỉ số mật độ của bùn SDI là số nghịch đảo của SVI

(Nguồn: Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải – Trịnh Xuân Lai)

Tham khảo thêm bài viết:

Tính toán thiết kế bể thiếu khí

Nitrat hóa, xử lý Nito trong bể thiếu khí

Quá trình sinh học kỵ khí trong xử lý nước thải

Tính toán bể hiếu khí trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt