Đất và sự ô nhiễm

Hiện nay, ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước được quan tâm chú trọng hàng đầu. Sự thay đổi khí hậu toàn cầu, Trái đất nóng lên là nguyên do do sự phát triển kinh tế – xã hội, thu hẹp diện tích cây xanh. Cùng với đó thì nguồn nước cũng phải tiếp nhận mọi dòng chảy làm cho nước bị ô nhiễm gây ảnh hưởng tới môi trường. Ngoài ra, môi trường đất cũng ở mức báo động.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đất bị ô nhiễm:

  • Theo nguồn gốc phát sinh gồm: ô nhiễm do chất thải công nghiệp, do các hoạt động nông nghiệp và do tác động của các hoạt động sinh hoạt dân cư.

    – Theo tác nhân gây ô nhiễm gồm: Ô nhiễm do hóa học, do sinh học và ô nhiễm do vật lý.

Đối với nguyên nhân tự nhiên:

    Nhiễm phèn: do nước phèn từ một nơi khác di chuyển đến. Chủ yếu là nhiễm Fe2+, Al3+, SO42-, pH môi trường giảm gây ngộ độc cho cây con trong môi trường đó.

   Nhiễm mặn: do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối, nồng độ Na+, K+ hoặc Cl- cao làm áp suất thẩm thấu cao gây hại sinh lý cho thực vật. Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S, FeS…). Sự lan truyền từ môi trường đã bị ô nhiễm (không khí, nước); từ xác bã thực vật và động vật…

   Mưa axit có tác động đến ô nhiễm nguồn đất ở nước ta. Bình thường nước mưa có độ pH khoảng 5,6 do sự có mặt của CO tạo thành H2CO3 trong khí quyển. Hoạt động công – nông nghiệp làm cho không khí bị ô nhiễm S02, NOx, HC1, HF… Quá trình yếm khí trong đất ngập nước là điều kiện để hình thành H2S – khí này bay vào không trung rồi cũng bị oxy hóa thành H2S04. Tan trong nước mưa, tất cả các khí đó làm chua nước mưa và cũng làm chua đất.

Đối với nguyên nhân nhân tạo:

  • Do chất thải công ngiệp: Các hoạt động công nghiệp xả vào đất một lượng lớn các phế thải của chúng. Các lượng phế thải đó, nguy hiểm nhất là các chất thải nguy hại, được thông qua khí thải, nước thải và rác thải hoặc thải trực tiếp xuống đất. Chúng làm ô nhiễm môi trường đất, phá huỷ sự cân bằng của hệ sinh thái đất.
  • Quá trình khai khoáng gây ô nhiễm và suy thoái môi trường đất ở mức nghiêm trọng nhất. Do khai thác, một lượng lớn phế thải, quặng… từ lòng đất được đưa lên trên bề mặt. Mặt khác thảm thực vật trong khu vực khai khoáng bị huý diệt, đất có thể bị xói mòn. Tiếp theo là một lượng lớn phế thải, xí quặng theo khói bụi bay vào không khí rồi lại lắng đọng xuống đất và làm nhiễm bẩn đất trong một phạm vi lớn.
  • Sử dụng nhiều hóa chất: phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất kích thích sử dụng với lượng lớn làm cho chất lượng đất bị suy giảm nghiêm trọng: đất bị chua hóa, kết cấu đất suy giảm, có sự tích đọng hàm lượng các chất vô cơ, kim loại nặng trong đất ở mức rất cao.
  • Quá trình sinh hoạt của con người: Con người thải vào môi trường một lượng lớn chất thải rắn, lỏng vào môi trường (rác hữu cơ, rác vô cơ, vật liệu xây dựng, bao bì, chai lọ, …)
  • Ngoài ra môi trường đất của nước ta còn chịu ảnh hưởng của chất độc hóa học từ cuộc chiến tranh chống Mỹ với hàm lượng chất độc cao, thời gian tồn lưu trong môi trường lâu, khó phân hủy và khó xử lý.
  • Nước bị ô nhiễm cũng làm đất ô nhiễm và ngược lại. Chất lượng nước ô nhiễm, có thể làm đất thoái hóa, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng và ngược lại đất bị ô nhiễm thì nguồn nước cũng bị ảnh hưởng do chất độc thấm vào dòng chảy.

Một số biện pháp khắc phục:

    Đầu tiên, tuyên truyền người dân hạn chế sử dụng các loại phân bón vô cơ, chất kích thích, thuốc bảo vệ thực vật và dần chuyển sang các loại phân bón, chế phẩm vi sinh có lợi cho đất. Trồng xen canh các loại cây trồng có tác dụng giúp tươi xốp, màu mỡ đất.

   Thiết chặt các quy định xử phạt dành cho khu công nghiệp, làng nghề sản xuất, gia công kim loại trước khi xả nước thải ra môi trường.

Ngăn chặn chặt phá rừng phòng hộ tránh hiện tượng sói mòn, sa mạc hóa đất.

Trồng cây chịu mặn tại các đầm, phá tránh tình trạng xâm nhập mặn vào đất liền. Hạn chế dùng các thuốc kháng sinh cho thủy sản tránh ô nhiễm nguồn nước cũng như môi trường đất.

   (Nguồn: st)