Vận hành các công trình xử lý nước thải

Nguyên tắc vận hành các công trình phải tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5576-91 Hệ thống cấp thoát nước – Quy phạm quản lý kỹ thuật.

Đối với công trình xử lý nước thải tại chỗ như bể tự hoại, giếng thấm. bể thu dầu mỡ,…được xây trong khuôn viên các ngôi nhà, các công trình công cộng được vận hành theo một số yêu cầu cơ bản sau:

Bùn cặn trong bể tự hoại phải được lấy thường xuyên với chu kỳ 6-12 tháng nhưng trong quá trình lấy bùn ra ngoài phải để lại khoảng 20% bùn trong bể để tiếp tục cho quá trình lần sau. Khi hút bùn, đầu ống hút máy bơm phải cho xuống tận đáy bể trong khi đó thường xuyên vớt váng cặn trong bể tránh tình trạng tắc ống dẫn. lưu ý, nắp bể tự hoại không được xây dựng các công trình khác. Thêm vôi vào với nước thải nếu có mùi khó chịu do quá trình lên men axit trong bể bốc lên.

Nước thải trước khi xả vào giếng thấm phải được tách rác, cát và cặn. Sau mỗi lần đóng bể 4 giờ, cần rửa bằng nước sạch. Lượng nước rửa bể thông thường bằng 15% dung tích hữu ích của bể.

Đối với công trình xử lý nước thải tập trung thường được xây dựng hợp khối chia thành hai nhóm: nhóm lắng kết hợp lên men bùn cặn nhóm các công trình xử lý sinh học nước thải.

Trong bể lắng, theo chu kỳ cứ 10 ngày xả cặn 1 lần, lượng bùn giữ lại tối thiểu trong bể là 30% tổng lượng bùn trong bể. nếu trong quá trình vận hành thấy bùn nổi lên trên vùng lắng hoặc có bọt khí trong vùng mặt thoáng của bể tức là quá trình lên men không ổn định và phải thực hiện một trong các biện pháp sau:

  • Thay bùn lên men không ổn định bằng bùn của bể hoạt động tốt.
  • Cho bể ngừng hoạt động một thời gian và bổ sung vôi sữa sau đó khuấy trộn đều.

Để bể lọc sinh vật làm việc bình thường cần phải:

  • Thường xuyên xem xét và tẩy rửa thiết bị phân phối nước.
  • Thường xuyên xem xét khoảng không ở đáy, bể, các kênh dẫn và phân phối khí, các máng thu nước. Nếu bị tắc máng thu thì phải rửa bằng nước cấp từ hệ thống cấp nước vào và thông rửa bể.
  • Loại trừ lớp bùn thối rữa trên bề mặt lớp vật liệu bằng cách rửa sạch sau đó thường xuyên bổ sung vật liệu thiếu hụt.
  • Kiểm tra lượng không khí cấp vào bể, hiệu suất thông gió,..

Đối với bể hiếu khí phải được cung cấp đủ bùn hoạt tính. Hàm lượng oxy hòa tan trong bể phải thường xuyên đảm bảo từ 2-4 mg/l. nồng độ thể tích bùn hoạt tính từ 300-600 ml/l thì bể hoạt động tốt. Để các quá trình sinh hóa trong bể hiếu khí diễn ra ổn định, các máy bơm bùn và sục khí ohair làm việc đạt công suất yêu cầu và liên tục. nước thải và bùn phải được trộn đều tất cả mọi trí trong bể. hiệu quả xử lý nước thải được biểu hiện qua các chỉ tiêu chất lượng nước, nống độ hòa tan, bùn hoạt tính. Khi BOD tăng co, bùn hoạt tính có thể bị trương dễ tạo thành các hạt nhỏ, rời rạc không lắng. trong bùn xuât hiện nhiều vi sinh vật hình sợi.

Cách khắc phục:

  • Tăng cường sục khí.
  • Xả bùn dư.
  • Tạm thời giảm tải trọng thủy lực của bể.
  • Pha loãng nước thải bằng nước sông, hồ.
  • Tháo kiệt, cọ sạch và xả đợt nước thải mới vào bể.

Người vận hành phải thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu sau:

  • Lượng nước thải chảy vào từng công trình và toàn trạm
  • Lượng cát, cặn, bùn hoạt tính và hơi khí thu được
  • Lưu lượng không khí, hơi nóng và nước nóng.
  • Lượng hóa chất tiêu thụ ( để khử trùng hoặc xử lý bằng phương pháp hóa học)
  • Hiệu suất công tác của công trình theo số liệu phân tích hóa học và vi sinh vật nước thải trước và sau khi xử lý)
  • Liều lượng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí

Mỗi quý tiến hành phân tích toàn bộ nước trước và sau xử lý 1 lần. mẫu nước được lấy trong khoảng thời gian nhất định trong ngày để phân tích do thành phần nước thải thay đổi theo thời gian trong ngày.

Đối với mỗi công trình phải có sổ ghi riêng, trong đó ghi tất cả các số liệu về thành phần đặc trưng cho hiệu suất xử lý cũng như tất cả hiện tượng bất bình thường xảy ra.

                                                                                                                                                                                                (Nguồn st)