Quá trình sinh học kỵ khí trong xử lý nước thải

Quá trình sinh học kỵ khí trong xử lý nước thải

Thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt

Là quá trình phân hủy sinh học chất hữu cơ trong điều kiện không có Oxy. Phân hủy kỵ khí có thể chia làm 6 quá trình.

  1. Thủy phân Polymer
  • Thủy phân các protein
  • Thủy phân các saccharide
  • Thủy phân chất béo
  1. Lên men các amino acid và đường
  2. Phân hủy kỵ khí các acid béo mạch dài và rượu (alcohol).
  3. Phân hủy kỵ khí các acid béo dễ bay hơi ( ngoại trừ CH3COOH).
  4. Hình thành khí CH4 từ CH3COOH
  5. Hình thành khí CH4 từ H2 & CO2.

Các quá trình này có thể hợp thành 4 giai đoạn, xảy ra đồng thời trong quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ.

Thiết bị xử lý nước thải

  • Thủy phân

Trong giai đoạn này, dưới tác dụng của enzyme do vi khuẩn tiết ra, các phức chất và chất không tan (như polysaccharides, protein, lipids) chuyển hóa thành các phức đơn giản hơn hoặc chất hòa tan (như đường, các amino acid, acid béo).

Tốc độ phản ứng ở quá trình này diễn ra chậm, phụ thuộc vào pH, kích thước hạt, đặc tính dễ phân hủy của cơ chất. chất béo thủy phân rất chậm.

  • Acid hóa

Ở giai đoạn này, vi khuẩn lên men chuyển hóa các chất hòa tan thành chất đơn giản như acid béo dễ bay hơi, alcohol, acid lactic, methanol, CO2, H2, NH3, H2S và sinh khối mới. Sự hình thành các acid có thể làm pH giảm xuống 4,0.

  • Acetic hóa

Vi khuẩn acetic chuyển hóa các sản phẩm của giai đoạn acid hóa thành acetate (C2H3O2), H2, CO2 và sinh khối mới.

  • Methane hóa

Đây là giai đoạn cuối trong quá trình kỵ khí. CH3COOH, H2, CO2, acid formic, CH3OH chuyển hóa thành CH4, CO2 và sinh khối mới. COD chỉ giảm trong giai đoạn metan hóa.

Thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt hợp khối

Ngược với hiếu khí , xử lý nước thải bằng kỵ khí, tải trọng tối đa không bị hạn chế bởi chất phản ứng như oxy. Và luôn quan tâm đến 2 vấn đề:

  1. Duy trì sinh khối vi khuẩn càng nhiều càng tốt.
  2. Tạo tiếp xúc đủ giữa nước thải với sinh khối vi khuẩn.

Xử lý kỵ khí chia là hai nhóm chính:

Sinh trưởng lơ lửng
  • Xáo trộn hoàn toàn
  • Tiếp xúc kỵ khí
  • UAS
Sinh trưởng dính bám
  • Lọc kỵ khí
  • Tầng lơ lửng
  • Vách ngăn.
  • Quá trình phân hủy kỵ khí xáo trộn hoàn toàn là xáo trộn liên tục, không có tuần hoàn bùn, thích hợp xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ hòa tan dễ phân hủy nồng độ cao hoặc xử lý bùn hữu cơ.
  • Quá trình tiếp xúc kỵ khí : Đây là quá trình tương tự với hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí gồm hai giai đoạn:
  • Phân hủy kỵ khí xáo trộn hoàn toàn
  • Lắng hoặc tuyển nổi tách riêng phần cặn sinh học và nước thải sau xử lý. Quá trình này sử dụng lắng trọng lực phụ thuộc nhiều vào tính chất bong bùn kỵ khí.
  • Quá trình xử lý kỵ khí UASB: Là bể xử lý sinh học kỵ khí dòng chảy ngược qua lớp bùn. Nước thải  đi từ dưới đáy bể và đi qua lớp bùn sinh học có mật độ vi khuẩn cao.
  • Quá trình lọc kỵ khí: Sử dụng một cột chứa đầy vật liệu rắn trơ (đá, sỏi, than, vòng nhựa tổng hợp, tấm nhựa, vòng sứ,..) làm giá thể cố định cho vi sinh vật kỵ khí sống bám trên bề mặt.
  • Quá trình kỵ khí tầng giá thể lơ lửng

Thiết bị xử lý nước thải nhiễm dầu mỡ

Vật liệu sử dụng trong quá trình này là cát, than hoạt tính hạt,…với đường kính nhỏ vì vậy diện tích bề mặt/ thể tích lớn tạo sinh khối bám dính lớn.