Hồ sinh học

Đây là hồ chứa với kích thước bình thường dùng để xử lý nước thải bằng sinh học chủ yêu dựa vào quá trình tự làm sạch của hồ. Lượng oxy cho quá trình sinh hóa chủ yếu là do không khí xâm nhập qua mặt thoáng hồ và do quá trình quang hợp của thực vật nước.

1. Ưu điểm của hồ sinh học:

– Không đòi hỏi vốn đầu tư lớn.

– Bảo trì, vận hành đơn giản, không yêu cầu có người quản lý thường xuyên.

– Hầu hết các đô thị đều có nhiều ao hồ hay khu đất trũng có thể sử dụng mà không cần cải tạo xây dựng nhiều.

– Có thể kết hợp mục đích xử lý nước với mục đích điều hòa nước mưa.

2. Phân loại

Dựa vào đặc tính tồn tại, tuần hoàn của vi sinh vật  và cơ chế xử lý, người ta phân biệt 3 loại hồ: Hồ hiếu khí, hồ kỵ khí và hồ hỗn hợp hiếu – kỵ khí.

2.1  Hồ hiếu khí

Được phân làm hai nhóm: Hồ làm thoáng tự nhiên và hồ làm thoáng nhân tạo.

-Hồ làm thoáng tự nhiên tức là oxy cung cấp cho quá trình oxy hóa chủ yếu do sự khuếch tán không khí qua mặt nước và quá trình quang hợp của các thực vật trong nước như rong, tảo,…

– Hồ hiếu khí làm thoáng nhân tạo là dùng các thiết bị như bơm khí nén hoặc máy khuấy cơ học để cung cấp oxy cho quá trình sinh hóa trên bề mặt hoặc dưới đáy hồ.

Với hồ hiếu khí máy khuấy, bơm đặt trên bề mặt thì phần lớn hồ là hiếu kị khí tức là phần trên hiếu khí phần dưới kỵ khí.

 – Thường kết hợp bể hiếu khí làm hồ thả bèo ( bèo, lục bình cũng có tác dụng làm sạch nước) nhưng mật độ nuôi bèo không được kín mặt vì cần có ánh sáng xuyên qua.

2.2 Hồ kỵ khí

    Là hồ dùng để lắng và phân hủy cặn lắng bằng phương pháp sinh hóa tự nhiên. Dùng để xử lý nước thải công nghiệp có độ nhiễm bẩn cao, nước rỉ từ bãi chon lấp rác thải. Thông thường phải đặt cách xa nhà ở và xí nghiệp khoảng 1,5 – 2km. Hồ này không phổ biến sử dụng tại Việt Nam.

2.3  Hồ hỗn hợp hiếu- kị khí

Đây là loại hồ thường gặp trong điều kiện tự nhiên ở nước ta, cũng là loại hồ được sử dụng rỗng rãi nhất trong các hồ sinh học.Tại đây, có hai quá trình song song diễn ra: quá trình oxy hóa hiếu khí chất nhiễm bẩn hữu cơ và quá trình phân hủy metan cặn lắng.

Lớp nước phía trên có nhiều oxy hòa tan, quá trình oxy hóa xảy ra ở môi trường hiếu khí – là vùng hiếu khí, lớp nước ở giữ là vùng trung gian; lớp nước dưới cùng có ít oxy hòa tan hoặc không có oxy hòa tan, quá trình phân hủy chất hữu cơ xảy ra ở môi trường thiếu oxy – vùng kị khí.

Trong hồ hỗn hợp này thì nguồn oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ là nhờ quá trình quang hợp của rong tảo dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời vì vậy nguồn oxy hòa tan chỉ hiệu quả ở độ sâu 1m – lớp nước phía trên. Quá trình phân hủy kỵ khí lớp bùn ở đáy hồ phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ – giảm tải trọng hữu cơ ở trong hồ và sinh ra các sản phẩm lên men. Gió và nhiệt độ gây thay đổi, xáo trộn trong hồ.

                                                                                                                                                                           (Nguồn st)