Giá thể vi sinh và ứng dụng

Ngoài các vật liệu  xử lý truyền thống như  cát, sỏi, than  thì hiện nay đang có 1 vật liệu giúp tăng khả năng xử lý nước mà lại tiết kiệm diện tích sử dụng đó là đệm vi sinh.

Đệm vi sinh hay còn gọi là giá thể vi sinh là một thiết bị gồm nhiều màng mỏng ghép lại để tạo ra diện tích lớn cho vi sinh vật phát triển, tăng hiệu quả xử lý nước hơn nữa mà lại không phải quan tâm các điều kiện trong khi đó bùn hoạt tính có yêu cầu cao trong việc duy trì ổn định nồng độ, khả năng lắng, tuần hoàn,… để không gây ảnh hưởng tới quá trình xử lý

Cách thức hoạt động của giá thể vi sinh là dựa vào việc dính bám trên bề mặt để tạo thành các màng bám giúp phân hủy các chất hữu cơ có trong nước. Trong khi bùn hoạt tính cần thời gian để  ổn định và khoảng thời gian tính là tháng trong khi đệm vi sinh chỉ cần thời gian khởi động 2 tuần.

  1. Vi sinh vật bám vào bề mặt giá thể.
  2. Vi sinh vật bắt đầu phát triển.
  3. Là lúc vi sinh vật đạt mức cao nhất trong phát triển, khả năng phân hủy lớn nhất.
  4. Bắt đầu rơi ra do đã phát triển đến độ dày nhất định không thể trụ được nữa.

Có nhiều loại giá thể vi sinh:

  • Dạng tấm
  • Dạng cầu
  • Dạng hạt xốp
  • Dạng sợi PE
  • Dạng sợi PP
  • Dạng tổ ong
  • Giá thể vi sinh MBBR

Ứng dụng:

  • Dùng trong các bể yếm khí, hiếu khí, module hợp khối,…

Ưu điểm nổi bật

  • Tốc độ lưu thông cao
  • Độ bám dính vi sinh cao
  • Áp suất làm việc cao
  • Bề mặt tiếp xúc lớn
  • Lơ lửng trong nước thải
  • Tăng nồng độ sinh khối
  • Giảm mùi khó chịu trong quá trình phân hủy chất hữu cơ.

Tham khảo thêm về công nghệ xử lý nước áp dụng giá thể vi sinh MBBR.

Công nghệ MBBR trong xử lý nước thải