Bùn hoạt tính và đặc tính

    Bùn hoạt tính là những quần thể sinh vật, vi sinh vật bao gồm: vi khuẩn, nấm, Protozoa, tích trùng và các loại động vật không xương, động vật bậc cao khác (giun, dòi, bọ). Bùn có dạng bóng, màu nâu xám, có kích thước từ vài chục đến vài trăm Micromet. Được sinh ra từ các hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp sinh học. Trong bùn sinh học có chứa các chủng vi sinh có lợi trong các công trình xử lý nước thải. Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm chất dinh dưỡng, vì thể sẽ loại bỏ các chất hữu cơ độc hại ra khỏi nguồn nước. Quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra khá phức tạp và cần nhiều thời gian mới có thể tạo ra một quần thể sinh vật bùn hoạt tính thích hợp.
Một yếu tố khá quan trọng trong quá trình làm sạch nước thải là sự có mặt của các loài động vật nguyên sinh (protozoa) có trong bùn hoạt tính. Do có thành phần vi sinh vật phong phú nên bùn hoạt tính có thể oxy hóa đồng thời nhiều hợp chất cacbon hữu cơ khác nhau ở dạng hòa tan hay lơ lửng (Kể cả các chất rắn) thành các chất khí bay lên, nước và sinh khối vi sinh vật. Nếu sinh khối chưa được tách ra khỏi nước thì quá trình xử lý nước thải chưa hoàn thành bởi các sinh khối là các chất hữu cơ và sẽ đóng vai trò ô nhiễm thứ cấp.

Tuy nhiên vi khuẩn không thể sinh sản đến vô tận do quá trình sinh sản phụ thuộc vào môi trường. Khi thức ăn cạn kiệt, pH, nhiệt độ thay đổi ra ngoài giá trị tối ưu, việc sinh sản sẽ ngừng lại.

Tế bào vi khuẩn gồm 80% nước và 20 % chất khô. Trong chất khô có đến 90% là chất hữu cơ và chỉ có khoảng 10 % là chất vô cơ.

Tăng trưởng của sinh khối gồm 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn tăng trưởng chậm: đây là giai đoạn vi khuẩn cần thời gian để thích nghi với môi trường dinh dưỡng. tuy nhiên giai đoạn này ngắn hơn so với giai đoạn phát triển chậm của số lượng vi khuẩn.

Giai đoạn tăng sinh khối theo logarit: tốc độ trao đổi chất và tăng trưởng của vi khuẩn phụ thuộc vào khả năng xử lý chất nền của vi khuẩn.

Giai đoạn tăng trưởng chậm dần: tốc độ tăng sinh khối giảm dần do chất dinh dưỡng của môi trường cạn kiệt.

Giai đoạn hô hấp nội bào: nồng độ các chất dinh dưỡng cho tế bào cạn kiệt, vi khuẩn phải thực hiện trao đổi chất bằng chính các nguyên sinh chất có trong tế bào. Sinh khối giảm dần do chất dinh dưỡng còn lại trong tế bào đã chết khuyếch tán ra ngoài để cấp cho tế bào sống.

Nguyên nhân của sự nổi bùn là bể hiếu khí quá tải, có lượng lớn cacbon trong nước thải, không cấp đủ oxy, pH nước trong bể hiếu khí thấp. Để khống chế sự nổi bùn cần phải giảm tải trọng bể hiếu khí. Thậm chí tạm thời ngừng không cho nước thải vào, hoặc tăng lượng oxy hòa tan trong bể, nâng pH dòng vào đến 8,5 – 9,5 trong khoảng thời gian nào đó.

Khi vận hành phải phân bố đồng đều lưu lượng nước thải và bùn hoạt tính giữa chúng cũng như tách bùn hoạt tính ra khỏi các bể lắng. Việc tách bùn hoạt tính hoàn toàn có thể tiến hành liên tục và không cho hình thành lớp bùn nằm trong bể lắng. Việc tách bùn không đúng thời gian sẽ làm bẩn và làm giảm chất lượng nước đã xử lý, ngoài ra còn làm nổi bùn đã lắng.

 Nguyên nhân lôi cuốn bùn từ bể lắng có thể do nồng độ bùn cao hơn giới hạn đối với tải trọng đã cho. Đôi khi còn có trường hợp khó bảo đảm tách bùn từ bể lắng. Vì vậy trong các bể lắng này cần cào bùn từ đáy phễu một cách hệ thống (hoặc vài lần trong ngày), khó khăn này cũng có thể giải quyết bằng cách tăng thể tích bùn tuần hoàn.

Một nguyên nhân khác cũng làm nổi bùn đó là dầu mỡ, chất béo. Đối với trường hợp này cần tách sơ bộ hoặc ngừng ko tiếp nhận nước thải có chứa dầu mỡ.